Tìm tài liệu

Buoc dau ung dung lieu phap hanh vi vao can thiep cho tre tang dong giam chu y do tuoi dau tieu hoc

Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học

Upload bởi: hungnm_7337

Mã tài liệu: 300865

Số trang: 129

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,733 Kb

Chuyên mục: Báo chí

Info

Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Các từ viết tắt trong khoá luận

Mục lục

Phần một: Mở đầu 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1. Mục đích nghiên cứu .. 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.. 3

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu4

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

3.2. Khách thể nghiên cứu . 4

4. Giả thuyết nghiên cứu ..4

5. Phương pháp nghiên cứu .. 5

5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .. 5

5.2. Phương pháp quan sát . 5

5.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (ca) . 5

5.4. Phương pháp vãng gia và phỏng vấn sâu .. 6

5.5. Phương pháp sử dụng test đánh giá . 6

Phần hai: Nội dung nghiên cứu .. ..11

Chương 1 - Cơ sở lý luận. ..11

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.11

1.2. Các vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý .12

1.2.1. Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý .12

1.2.2. Khái niệm và chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) .14

1.2.3. Đặc điểm chung 24

1.2.4. Nguyên nhân..27

1.2.5. Điều trị..33

1.2.6. Chương trình điều trị cho trẻ ADHD .41

1.3. Liệu pháp hành vi 43

1.3.1. Đôi nét về lịch sử .44

1.3.2. Các kỹ thuật trong liệu pháp hành vi được sử dụng trong đề tài .45

1.3.3. Các liệu pháp tâm lý khác bổ trợ cho liệu pháp hành vi..50

1.4. Chương trình can thiệp cho trẻ ADHD ở độ tuổi đầu tiểu học ..58

1.4.1. Đặc điểm chung của trẻ em độ tuổi đầu tiểu học 58

1.4.2. Đặc điểm ADHD của lứa tuổi ..63

1.4.3. Chương trình can thiệp .63

Chương 2. Cơ sở thực tiễn .84

2.1. Giới thiệu chung về quá trình thực hành ..84

2.1.1. Giới thiệu chung về 4 khách thể nghiên cứu .84

2.1.2. Thời gian, địa điểm và các điều kiện khác .85

2.1.3. Quy trình can thiệp .85

2.1.4. Quy trình chẩn đoán và đánh giá .89

2.1.5. Khó khăn và thuận lợi90

2.2. Đánh giá chung về kết quả thực hành .91

2.2.1. Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp .91

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình can thiệp .92

2.2.3. Sự đáp ứng của trẻ đối với các bài tập tăng cường chú ý.92

2.3. Phân tích ca lâm sàng.95

2.3.1. Trường hợp 1 .95

2.3.2. Trường hợp 2 .99

2.3.3. Trường hợp 3 .. 102

2.3.4. Trường hợp 4 .. 108

Phần ba: Kết luận và kiến nghị 113

1. Kết luận 113

1.1. Hiệu quả của liệu pháp thưởng quy đổi . 113

1.2. Vai trò của sự hợp tác từ phía gia đình .. 114

1.3. Sự linh hoạt và sáng tạo trong xây dựng chương trình cho từng trường hợp .. 114

1.4. Các kết luận khác.. 115

2. Kiến nghị . 115

2.1. Với xã hội . 116

2.2. Với các bạn đang thực hành hoặc công tác trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng .. 116

2.2.1. Đề xuất về mặt lý thuyết 116

2.2.2. Đề xuất về mặt thực hành . 117

Tài liệu tham khảo .. 119

Phụ lục

Phụ lục 1 - Hồ sơ các khách thể nghiên cứu

Phụ lục 2 - Thang đo ADHD

Phụ lục 3 - Các trắc nghiệm đo trí tuệ Phụ lục 4 - Các bảng theo dõi

Phụ lục 5 - Bản cam kết

Phụ lục 6 - Bảng quan sát hành vi Phụ lục 7 - Bảng giao tiếp chức năng Phụ lục 8 - Các hình tô màu

Phụ lục 9 - Bài tập tìm số

Phụ lục 10 - Bài tập tìm chữ

Phụ lục 11 - Bài tập sắp xếp lại số

Phụ lục 12 - Bài tập tìm số giống nhau

Phần một

mở đầu

1. đặt vấn đề

Những năm gần đây, tăng động giảm chú ý (ADHD) là một vấn đề được chú ý và quan tâm rộng rãi. Trẻ mắc ADHD không thể tập trung lâu vào bài tập, không thể ngồi yên, hành động thiếu suy nghĩ, và hiếm khi hoàn thành được thứ gì đó. Nếu không được điều trị, rối loạn có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng kết bạn, học tập hay công việc của trẻ. [36, 1]

Nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy trong nhiều lớp học luôn luôn có một vài em không thể ngồi yên, luôn cựa quậy nhúc nhích, không chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, thậm chí chạy ra khỏi ghế không xin phép cô giáo trong khi cả lớp đang ngoan ngoãn ngồi học. Các em thường viết chữ nguệch ngoạc, nói nhiều hoặc hò hét ầm ĩ, đến lúc chơi thì chạy nhảy lung tung, trêu chọc các bạn, xen vào cuộc chơi của các bạn nhưng không có bạn nào chịu chơi cùng. Kết quả là bị bạn bè tẩy chay, thầy cô khó chịu, bị phạt, bố mẹ bị gọi đến trường. Nhiều trường hợp còn bị đình chỉ học, đuổi học, phải chuyển trường…

Có đúng là các em như vậy “hư đốn” “phá phách” hay “đần độn” như mọi người vẫn dùng để mắng các em không? Có đúng là các em không thích học và không có khả năng học? Không hẳn như vậy, hầu hết trong số những em có nhữngđặc điểm nêu trên bị mắc một chứng gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Những biểu hiện như vậy của các em hoàn toàn không phải do các em muốn làm, cố ý làm, mà do một rối loạn bên trong, khiến các em không thể kiềm chế, từ đó dẫn tới không thể tập trung, hoạt động nhiều.

Khi ở nhà, trẻ ADHD thường biến môi trường gia đình thành một “bãi chiến trường”, và liên tục có những lời cằn nhằn, mắng mỏ, ra lệnh… của bố mẹ, người thân trong gia đình. Nặng hơn nữa là roi vọt, là trừng phạt, nhưng rồi đâu vẫn vàođấy. Trẻ vẫn chạy nhảy, hò hét, còn bố mẹ thì bất lực. Và mối quan hệ giữa bố mẹvới trẻ ADHD càng ngày càng xấu đi.

Thuật ngữ ADHD đã có lịch sử hơn 100 năm. ở Bắc Mỹ và các nước ChâuÂu, vấn đề này đã được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, trẻ ADHD được cả xã hội quan tâm, được hưởng những chế độ giáo dục riêng, những chương trình can thiệp hiệu quả. Nhưng ở Việt Nam, đây là vấn đề còn mới, thực sự ít được quan tâm. Khi trẻ bị đau ốm, bị bệnh thực thể (ho, sốt, viêm, đau, nhiễm trùng, chấn thương,…) thì ai cũng lo lắng, quan tâm, được yêu thương, nuông chiều, bởi ai cũng nhìn thấy, và nếu không khám, chữa ngay thì nguy hiểm. Trong khi còn nhiều trẻđang ốm, đang chết dần vì những căn bệnh mà chẳng ai nhìn thấy (bệnh tâm thần), nếu có nhìn thấy thì lại là “hư đốn” “nghịch” “hâm”, khiến cho trẻ đã luôn trong tình trạng bệnh, khó chịu rồi lại còn thêm những căng thẳng, đau đớn về tinh thần.

Việt Nam chưa có thống kê dịch tễ về ADHD. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là số trẻ ADHD được phát hiện ngày càng nhiều. Khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương hầu như ngày nào cũng có trẻ đến khám và được chẩn đoán ADHD. Rất nhiều bài báo, cả báo viết và báo điện tử (từ mạng Internet) đã đề cậpđến vấn đề này, từ nhiều góc độ khác nhau. Những diễn đàn trên mạng dành cho phụ huynh, đặc biệt là diễn đàn của WTT1, có hẳn những chuyên mục cho phụ huynh có con tăng động, luôn luôn rất sôi động.

Khi thấy con quá hiếu động, được bác sĩ chẩn đoán ADHD, bố mẹ thường “chạy khắp nơi” nhằm tìm kiếm thông tin, tìm kiếm nguồn giúp đỡ. Nhưng chưa có tổ chức nào chuyên tư vấn, giúp đỡ một cách chuyên nghiệp về vấn đề này. Khó khăn này cũng do một loại khó khăn khác gây ra, đó là có quá ít tài liệu về loại rối loạn khá phổ biến này. Tài liệu tiếng Việt chỉ nằm lác đác trong các sách của trung tâm NT với cách tiếp cận của Pháp, một số báo cáo, nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp… nhưng phần lớn tập trung vào thống kê mô tả. Có thể kể ra ở đây như nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu ảnh hưởng của hội chứng tăng động giảm chú ýđối với học tập ở trẻ em tiểu học” của Đặng Hoàng Minh và TS. Hoàng Cẩm Tú (2001); báo cáo khoa học “Bước đầu thích nghi hoá các thang đánh giá những hành vi kém thích nghi của Conners trên học sinh tiểu học và trung học cơ sở” của T.SNguyễn Công Khanh (2002), có đề cập đến rối loạn tăng động giảm chú ý; đề tài“Thử ứng dụng một vài liệu pháp tâm lý trong trị liệu tăng động giảm chú ý ở học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội” của TS. Nguyễn Thị Hồng Nga (2003); đề tài B2001-49-12-B9 do TS Võ Thị Minh Chí làm chủ biên; nghiên cứu khoa học “Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu test Luria-90 trên học sinh tăng động giảm chú ý bậc trung học cơ sở” của PGS.TS. Võ Thị Minh Chí (2001-2002). Ngoài ra còn một số bài viết chuyên ngành, các khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng của Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; của khoa Tâm lý giáo dục, Giáo dục đặc biệt thuộc Đại học Sư phạm 1 Hà nội.

Chính từ những yêu cầu của xã hội ngày càng lớn và những bức xúc trên.

Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học” nhằm bổ sung thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành, những người đang trực tiếp đi trị liệu trợ giúp trẻ em, các bậc phụ huynh và những ai quan tâm. Đề tài cũng cung cấp một số phương pháp, cách thức, trò chơi, hoạt động có thể áp dụng trong quá trình thực tiễn trị liệu tại gia đình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. mục đích nghiên cứu

- ứng dụng các lý thuyết về liệu pháp hành vi-nhận thức, dựa trên lý thuyết về ADHD, kết hợp các lý thuyết về lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là lứa tuổi đầu tiểu học nhằm thử thiết kế một chương trình can thiệp, trong đó có các bài tập và trò chơi nhằm tăng cường tập trung và kiểm soát hành vi.

- Tìm hiểu hiệu quả cũng như đáp ứng của trẻ đối với chương trình điều trị, từđó rút ra các kết luận cũng như kinh nghiệm lâm sàng trong trị liệu cho trẻ ADHD.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận: tìm hiểu và xây dựng những vấn đề lý thuyết có liên quan đến vấn đề tăng động giảm chú ý, liệu pháp hành vi nhận thức, lứa tuổi đầu tiểu học và từ đó thiết kế chương trình, trò chơi, bài tập trị liệu.

- Nghiên cứu thực tiễn: thực hành ngay trên các trẻ, kiểm tra thực tế hiệu quảcủa chương trình, từ đó rút ra những kết luận.

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

ứng dụng liệu pháp hành vi-nhận thức vào xây dựng chương trình can thiệp, trong đó bao gồm nhiều thành phần và quy trình như tư vấn cho gia đình, giáo viên của trẻ và thiết kế trò chơi trị liệu cho trẻ tăng động trong độ tuổi này.

3.2. Khách thể nghiên cứu

4. Giả thuyết nghiên cứu.

Cho đến nay, các nghiên cứu đều chứng minh điều trị ADHD bằng thuốc và bằng liệu pháp hành vi là hai phương thức hiệu quả nhất, trong đó điều trị bằng thuốc tỏ ra hiệu quả hơn liệu pháp pháp tâm lý. [35, 2] Tuy nhiên, thuốc không thể dạy trẻ các kỹ năng xã hội và các kỹ năng tự kiềm chế, cũng không cải thiện được thành tích học tập trong thời gian dài. Vì vậy, kết hợp điều trị bằng thuốc và bằng liệu pháp tâm lý (ở đây là liệu pháp hành vi) tỏ ra có hiệu quả hơn cả.

Với mục đích nghiên cứu là ứng dụng liệu pháp hành vi-nhận thức vào xây dựng chương trình cụ thể cho từng trẻ, độ tuổi đầu tiểu học, với những khả năng riêng của từng trẻ, hoàn cảnh của từng gia đình và điều kiện ở Việt Nam. Chúng tôi

đưa ra các giả thuyết sau (tất cả giả thuyết ở đây là áp dụng cho trẻ ADHD trong độ tuổi đầu tiểu học):

- Liệu pháp thưởng quy đổi hiệu quả hơn khi áp dụng cho trẻ có mức trí tuệkhá, và kém hiệu quả hơn khi áp dụng cho trẻ có mức trí tuệ trung bình dưới.

- Sự hợp tác của gia đình đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả trị liệu, góp phần vào sự thành công hay thất bại của việc điều trị.

- Mô hình can thiệp phải dựa trên đặc điểm và khả năng hiện tại của từng trẻ.

Không có mô hình cứng nhắc cho tất cả các trẻ.

Khóa luận tốt nghiệp

5. Phương pháp nghiên cứu.

5.1. phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây là phương pháp quan trọng của khoá luận. Tài liệu tiếng Việt nói chung rất ít hoặc không đúng vấn đề cần tìm hiểu. Chỉ có một số tài liệu do Trung tâm NT xuất bản, có đề cập đến một chút về ADHD, theo cách tiếp cận của Pháp. Chúng tôi phải khai thác chủ yếu tài liệu tiếng Anh, bao gồm cả sách, tạp chí, bài viết, và cả các tài liệu từ mạng Internet.

5.2. Phương pháp quan sát.

Là phương pháp nghiên cứu có mục đích dựa trên việc tri giác các hành vi, cử chỉ, lời nói của con người trong các điều kiện tự nhiên. Đối tượng quan sát là các hành vi, cử chỉ, lời nói. Quan sát biểu hiện bên ngoài để đoán biết những đặc điểm tâm lý bên trong.

Quan sát khoa học có đặc điểm: tuân theo mục đích nghiên cứu; tuân theo cách thức nhất định, được ghi chép theo cách thức nhất định, mang tính hệ thống, thông tin thu được phải kiểm tra tính ổn định và tính hiệu lực.

Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu tâm lý học: xác định sơ bộ khách thể quan sát, xác định thời gian địa điểm, lựa chọn cách thức quan sát, tiến trình quan sát, và cuối cùng là kiểm tra thông tin quan sát được.

Trong phạm vi đề tài, khi quan sát trẻ, chúng tôi lựa chọn cách quan sát tại gia đình, trong quá trình can thiệp, chính vì vậy phải dùng cách quan sát tự do và có tham dự. Phương pháp quan sát cũng bổ trợ rất quan trọng cho các phương pháp khác được nêu dưới đây.

Quan sát tập trung vào các biểu hiện của trẻ, đặc biệt là các biểu hiện liên quan đến các triệu chứng tăng động giảm chú ý. Chúng tôi không thiết kế bảng riêng mà quan sát và ghi chép lại theo thang đo ADHD dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV (xem phụ lục 2).

5.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study).

Đây là phương pháp đặc trưng chủ yếu của tâm lý học lâm sàng. Từ những tri thức về lý thuyết chung, nhà lâm sàng áp dụng cho từng ca bệnh cụ thể. Ưu điểmcủa phương pháp này là đem lại cái nhìn toàn diện, tổng thể với từng ca lâm sàng có yếu tố cụ thể, riêng biệt, sinh động.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đi từ những tri thức về lý thuyết chung về liệu pháp hành vi- nhận thức, rối loạn tăng động giảm chú ý, về lứa tuổi đầu tiểu học và áp dụng cho từng trẻ, với những đặc điểm rất khác nhau.

5.4. Phương pháp vãng gia và phỏng vấn sâu.

Các khách thể đều được quan sát và nghiên cứu trường hợp tại nhà, vì vậy việc tất yếu là phải đến tận nhà. Và việc phỏng vấn sâu cũng được thực hiện tại nhà.

Phỏng vấn sâu là một loại phương pháp mà đã xác định sơ bộ những thông tin cần thu được cho đề tài nghiên cứu. Người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong việc dẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách thức đặt câu hỏi, trình tự sắp xếp các câu hỏi sao cho thu được thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vấn sâu là giúp người nghiên cứu hiểu sâu về một vấn đề nhất định.

Phỏng vấn sâu được sử dụng nhiều với những đề tài mà đối tượng nghiên cứu còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Phỏng vấn sâu được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp và những nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất của hiện tượng. Phỏng vấn sâu chủ yếu dùng câu hỏi mở.

Trong đề tài, phỏng vấn sâu chủ yếu được dùng để tìm hiểu, khai thác thông tin sâu về quá trình phát triển, đặc điểm và tất cả những vấn đề liên quan đến trẻ qua bố mẹ và người thân của trẻ.

5.5. Phương pháp sử dụng test đánh giá.

5.5.1. Test Raven màu.

Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn do J.C. Raven (Anh) xây dựng. Trắc nghiệm này lần đầu tiên được ông mô tả vào năm 1936 (L. S. Penrose, J. C. Raven,

1936). Trắc nghiệm này thuộc loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ, nó được dùng để đo các năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất. Những năng lực đó là: năng lực hệ thống hoá, năng lực tư duy lôgíc và năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật và hiện tượng. Trắc nghiệm cho phép san bằng trong một mức độ nào đóảnh hưởng của trình độ học vấn và kinh nghiệm sống của người được nghiên cứu.

Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn của Raven được xây dựng trên cơ sở 2 thuyết là : thuyết tri giác hình thể của tâm lý học Gestal và thuyết “Tân phát sinh”của Spearman [7, 168]

Toàn bộ trắc nghiệm gồm 60 bài tập, được chia làm 5 nhóm: A, B, C, D, E. Mỗi nhóm có 12 bài. Trong mỗi nhóm bài tập, mức độ khó của bài sau tăng hơn bài trước; so sánh giữa các nhóm bài tập với nhau, thì nhóm bài sau khó hơn nhóm bài trước. Trắc nghiệm có thể dùng cho từng cá nhân hoặc cả nhóm. Thời gian không bị hạn chế. Vì phạm vi ứng dụng test này rất rộng nên các trẻ nhỏ và người quá cao tuổi chỉ nên giải các bài trong các bộ A và B và các bài mở đầu của bộ C và D. [19,31]

Các kết quả đã thu được khi sử dụng thang kiểm tra này cho thấy không phải xem xét lại toàn bộ. Tuy nhiên, cũng nên xây dựng thêm một thang có thể cho phép các điểm số có được khoảng phân tán rộng hơn và thay đổi nội dung test đi một chút nhằm sử dụng cho các trẻ nhỏ và người thiểu năng, để có thể biết chắc chắn rằng các đối tượng này, dù có làm được hay không, cũng hiểu được tính chất của bài. [19, 31]

Tập khuôn hình tiếp diễn 1947 gồm các bộ A, AB và B đã được xây dựng cho các trẻ từ 3 đến 10 tuổi, nhằm đạt được các kết quả với khoảng phân tán rộng, giảm khả năng làm được một cách “tình cờ” và tạo điều kiện dùng test này để chọn ra những đối tượng có mức trí tuệ dưới trung bình, do một nguyên nhân nào đó: kém, chậm và rối loạn phát triển. [19, 31]

Trong đề tài, test Raven màu được sử dụng để đo mức độ trí tuệ (chỉ số IQ)của trẻ.

5.5.2 . Test vẽ người Goodenough

Đây là test đo năng lực trí tuệ của cá nhân hoặc tập thể bằng giấy - bút chì, thực hiện không có hình mẫu và cho phép đo năng lực trí tuệ lứa tuổi và chỉ số IQ cho trẻ em từ 3 đến 13 tuổi. [18, 1]Quan điểm cho việc xây dựng trắc nghiệm [18, 16-18]

- ở trẻ nhỏ, rõ ràng có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển trí tuệ bộc lộ qua các bức vẽ và trí thông minh của nó.

- Tranh vẽ của trẻ trước hết là một thứ ngôn ngữ, một hình thức thể hiện hơnlà một cách sáng tạo ra cái đẹp.

- Đầu tiên, đứa trẻ vẽ cái mà nó biết hơn là cái mà nó trông thấy. Về sau, béđạt đến trình độ thử trình bày những đồ vật như em nhìn thấy. Bước tiến từ trình độ thứ nhất đến thứ hai là tuần tự và liên tục.

- Cơ sở ý tưởng của các bức vẽ thể hiện rõ ở kích thước các bộ phận mà em bé vẽ. Em tăng kích thước phần nào mà em thích hoặc cho là quan trọng, những bộ phận khác thì bị giảm bớt hoặc lãng quên.

- Sự tiến triển của các bức tranh là đặc biệt chắc chắn, dù các em có nguồn gốc xã hội rất khác nhau.

- Những bức tranh đầu tiên mà các em vẽ bao gồm hầu hết cái mà ta có thểgọi là liệt kê các bộ phận bằng nét bút.

- Để vẽ theo mẫu đặt trước mắt, các em nhỏ ít hoặc không chú ý đến hình mẫu. Những bức vẽ theo mẫu không khác bao nhiêu so với các bức vẽ theo trí nhớ.

- Những bức tranh do các em bé chậm phát triển vẽ trông giống như tranh của các em bình thường ít tuổi hơn ở chỗ thiếu chi tiết và kích thước tỷ lệ không hợp lý.

- Những em trí tuệ kém sao chép tốt nhưng rất ít khi sáng tạo tốt. Ngược lại,đứa trẻ tỏ ra có năng khiếu sáng tạo thường có trình độ trí tuệ cao.

- Có nhiều sự bất đồng giữa các nhà nghiên cứu về những mối liên hệ giữa các bức vẽ trẻ em và các bức vẽ của người cổ sơ hoặc những người thời tiền sử.

- Những sự khác biệt về giới, nói chung xét đến các em trai, được nhiều nhànghiên cứu đặc biệt là Kerschensteir và Jvanoff thừa nhận.

Trong đề tài, test vẽ người Goodenough được sử dụng để đo trí tuệ (chỉ số IQ) của trẻ. Test Raven màu đòi hỏi duy trì tập trung và nỗ lực trí tuệ nên có thể trẻ né tránh, không thực hiện. Test Goodenough có thể dùng để thay thế test Raven màu trong những trường hợp đó. Bởi đối với trẻ, nhất là trẻ ADHD, việc vẽ hình người tỏ ra hấp dẫn và dễ thực hiện hơn nhiều việc phải làm các bài tập.

5.5.3. Thang đo ADHD.

Thang dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV, được thiết kế thành các câu hỏi về biểu hiện của trẻ trong vòng 6 tháng qua cùng với các phương án trả lời để xác định, chẩn đoán rối loạn và xác định hiệu quả điều trị. Thang này do người trị liệu trựctiếp làm dựa trên quan sát lâm sàng và hỏi gia đình trẻ.

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng gồm 18 câu hỏi, trong đó có 9 câu về các vấn đề chú ý, 9 câu về hành vi tăng động. Bao gồm:

1) Khó tập trung cao vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường, ở nhà hay trong các hoạt động khác.

2) Khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí.

3) Có vẻ không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói.

4) Không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các việc vặt hoặc những nhiệm vụ khác (không phải là hành vi chống đối hay không hiểu

được lời hướng dẫn).

5) Khó tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.

6) Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ (ví dụ như bài học ở trường hoặc bài tập về nhà).

7) Quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (ví dụ đồ chơi, bài tập được giao về nhà, bút chì, sách hay dụng cụ học tập).

8) Dễ bị sao lãng bởi những kích thích bên ngoài.

9) Đãng trí trong các hoạt động hàng ngày.

10) Hay cựa quậy tay, chân hoặc cả người khi ngồi.

11) Rời khỏi ghế trong lớp học hoặc trong những trường hợp cần ngồi ở chỗ cố định.

12) Chạy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù hợp.

13) Khó khăn khi chơi hoặc tham gia một cách yên tĩnh vào các hoạt động giải trí.

14) “Luôn tay luôn chân” hoặc hành động như thể “được gắn động cơ”.

15) Nói quá nhiều.

16) Đưa ra câu trả lời trước khi người câu hỏi đặt xong câu hỏi.

17) Khó chờ đến lượt mình.

18) Cắt ngang hoặc nói leo người khác (ví dụ chen vào cuộc trò chuyện hoặc trò chơi).

Mỗi câu được cho từ 0 đến 3 điểm tùy theo triệu chứng của trẻ: 0 điểm nếu

không đúng, 1 điểm nếu thường xuyên đúng, 2 điểm nếu đúng một phần hoặc có

Trần Văn Công

9 K47 Tâm lý học - ĐH KHXH& NV

Khóa luận tốt nghiệp

lúc đúng, 3 điểm nếu luôn luôn đúng. Tổng điểm phân bố từ 0 đến 54 điểm. Điểm càng cao có nghĩa là các triệu chứng ADHD càng nặng và ngược lại.

Thang dùng để chẩn đoán tăng động, bao gồm 3 thể chính là: tăng động chú ý thể giảm chú ý trội, thể tăng động-xung động trội và thể kết hợp. (xem phụ lục 2)

Ngoài ra, thang còn được dùng để theo dõi hiệu quả điều trị. Trong phạm vi

đề tài, chúng tôi sử dụng thang để đo mức độ ADHD của mỗi trẻ vào đầu và cuối

đợt điều trị (trước khi trị liệu và sau quá trình trị liệu). Điểm số giảm càng nhiều thì

hiệu quả càng cao. Điểm số không giảm hoặc tăng lên có nghĩa là sự can thiệp không có hiệu quả.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học
  • Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Sự can thiệp của nhà nước tư bản chủ nghĩa ...

Upload: anloimom

📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 742
Lượt tải: 16

Hoạt động phát hành và quảng cáo tại báo ...

Upload: khuonglevan

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1026
Lượt tải: 18

Hoạt động phát hành và quảng cáo tại báo ...

Upload: balasattat

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 454
Lượt tải: 16

Nghiên cứu hành vi độc giả mua báo ra hằng ...

Upload: fcn_thao

📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 734
Lượt tải: 17

Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THPT và ...

Upload: phuan90

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1025
Lượt tải: 46

Chất lượng thông tin Khảo sát trên 3 tờ báo ...

Upload: nguyenthidao1980

📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 719
Lượt tải: 16

Các hình thức can thiệp của nhà nước TBCN ...

Upload: tranhphuong2010

📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 493
Lượt tải: 16

Sản xuất chương trình Diễn đàn tuổi trẻ

Upload: hakimquan08

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 589
Lượt tải: 16

Một số nhà báo cho rằng sinh viên báo chí ...

Upload: quangpro_hvtc

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 458
Lượt tải: 16

Phê bình tác phẩm văn học NGUYỄN HUY THIỆP ...

Upload: hanoivangem

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 850
Lượt tải: 16

Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về ...

Upload: bnamxd

📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 744
Lượt tải: 17

Các bước đi của nước ta trong quá trình hội ...

Upload: huynguyenftu

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 746
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can ...

Upload: hungnm_7337

📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 946
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Báo chí
Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Các từ viết tắt trong khoá luận Mục lục Phần một: Mở đầu 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 2.1. pdf Đăng bởi
5 stars - 300865 reviews
Thông tin tài liệu 129 trang Đăng bởi: hungnm_7337 - 18/09/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 18/09/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học