Mã tài liệu: 58020
Số trang: 51
Định dạng: docx
Dung lượng file: 823 Kb
Chuyên mục: Hóa học
Telu là một nguyên tố hiếm trong vỏ trái đất, nó thường có trong hợp phần của phún thạch khí núi lửa và chỉ tồn tại với lượng nhỏ 10-7% trọng lượng vỏ trái đất (khoảng 0,0001ppm ).
Telu (Te) được Muller phát hiện ra năm 1782 và 16 năm sau đó được Klaproth đặt tên là Telu tức là đất.
Trong tự nhiên, Telu tồn tại trong nhiều dạng khoáng vật hiếm và thường đi cùng với các kim loại nặng khác như Cu, Pb, Hg, và Au... Khoáng vật điển hình của Telu là Telurua và nó tương tự như Sunfua.
Ví dụ: PbTe(Chì Telurua); Ag2Te(Bạc Telurua); Bi2Te3(Bismut Telurua).
Telu có một tính chất đặc biệt rất đặc trưng cho nó là khả năng kết hợp với vàng tạo thành khoáng vật bền vững, khó bị phá vỡ, điều này rất có lợi trong việc loại bỏ Telu tuy nhiên trong quá trình khai thác và tinh luyện vàng điều này lại gây cản trở bởi sự tạo nên khoáng vật bền đó.
Trong công nghiệp, Telu thường được dùng làm tác nhân lưu hoá thứ cấp với cao su tự nhiên và GR-S, dùng để điều chỉnh độ xốp của thép, cải tiến độ bền cơ học của đồng, cải tiến tính chất vật lý của chì và thiếc, làm tăng khả năng chống ăn mòn của Magiê, sản xuất vật liệu bán dẫn và pin quang điện.
Nguồn khai thác Telu chủ yếu trong công nghiệp là bụi khói của lò đốt pirit trong sản xuất axit sunphuric và bùn anôt trong quá trình tinh chế đồng bằng phương pháp điện phân. Dùng MnO2 (manganđioxit) để ô xi hoá Telu ở trong các chất thải đó thành điôxit rồi tách lấy điôxit đó và cho tác dụng với khí SO2 theo phản ứng:
TeO2 + 2SO2 = Te + 2SO3
Telu thường đi kèm với selen trong một số đối tượng mầu, Có thể sử dụng một số phương pháp để xác định telu: Trong bản khoá luận này, chúng tôi nghiên cứu xác định telu ở dạng Te4+ bằng phương pháp von-ampe hoà tan catot trên điện cực giọt Hg treo. Ngoài ra còn có thể xác định Telu bằng một số phương pháp khác như phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, phổ phát xạ nguyên tử, phương pháp sắc ký và phương pháp so màu với xylen dacam...
Kết cấu đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Thực nghiệm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 873
⬇ Lượt tải: 16