Mã tài liệu: 299697
Số trang: 129
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,676 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MỞ ĐẦU
Một trong những thành tựu đạt được trong thời kì đổi mới của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế đi đôi công bằng xã hội, đặc biệt đối với miền núi và vùng dân tộc. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển KTXH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều mặt khó khăn, yếu kém. Đó là chất lượng tăng trưởng chưa thực sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, sự phân hóa giàu - nghèo, sự xuống cấp về môi trường sinh thái, thêm nữa, phải đối mặt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi chúng ta phải thực hiện phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao hơn.
Nội dung lý luận cũng như thực tiễn phát triển KTXH trong thời kỳ đổi mới có thể tìm thấy qua thực tiễn huyện miền núi biên giới, dân tộc như huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Việc nghiên cứu sâu sắc tình hình phát triển KTXH là một cơ sở quan trọng trong nhận thức địa lý địa phương cấp huyện cũng như trong hệ thống kiến thức địa lý học. Do đó, kết quả đề tài có thể sử dụng để nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập một số bài về địa lý địa phương huyện Vị Xuyên trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đồng thời đưa ra những phương hướng cụ thể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của một huyện miền núi, để từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển KTXH của huyện trong những năm tới.
Với cách đặt vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
"Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên, Hà Giangthời kỳ đổi mới".
Đề tài trên được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Như Vân, sự giúp đỡ của các cơ quan chính quyền huyện Vị Xuyên, Hà Giang, sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy cô giáo khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lí luận Địa lí KTXH và tổ chức lãnh thổ để đánh giá hiện trạng phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu một phần có thể sử dụng để tư vấn phát triểnKTXH cũng như dạy học địa lý địa phương huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
2.2. Nhiệm vụ
Phân tích các nguồn lực phát triển KTXH huyện Vị Xuyên.
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị xuyên, tỉnh HàGiang thời kì đổi mới (chủ yếu từ năm 2000 đến nay).
Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển KTXH ở huyện Vị Xuyên theo hướng bền vững.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu về nội dung lý luận cũng như thực tiễn phát triển KTXH cấp huyện.
Về thời gian, nghiên cứu tình hình phát triển KTXH ở huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới, chủ yếu là từ năm 2000 đến nay khi lựa chọn số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng.
Giới hạn không gian nghiên cứu chủ yếu là địa bàn huyện Vị Xuyên với đặc điểm là huyện miền núi biên giới - dân tộc có sự phân chia theo trình độ phát triển có tính tới những cơ hội và thách thức do sự hội nhập kinh tế đốivới cộng đồng các dân tộc miền núi biên giới.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu phát triển KTXH là một nội dung quan trọng trong Kinh tế học và Địa lý học. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này, nhiều giáo trình, tạp chí được xuất bản ở góc độ này hay góc độ khác đều ít nhiều đề cập đến tình hình phát triển KTXH. Đối với kinh tế học C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng ghóp to lớn, sự ra đời của học thuyết Giá trị thặng dư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, quan điểm về phát triển kinh tế; Học thuyết kinh tế của C.Mác đã đưa ra 4 yếu tố nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế. Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis. Các quan điểm Chủ nghĩa phát triển, Thuyết thể chế của Raul Prebisch (người Achentina), Thuyết định hướng tương lai đã nghiên cứu sâu sắc về phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu đổi mới Đại hội Đảng VI (1986) đã đưa ra quan điểm là phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Đã có nhiều nghiên cứu chuyên ngành, nhiều nhà khoa học đã viết về phát triển KTXH. Đó là Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam... các tạp chí nghiên cứu sâu sắc về KTXH: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam; nhiều giáo trình viết về kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,... phát triển KTXH trên quan điểm địa lý học cũng được đề cập nghiên cứu, có thể kể đến các giáo trình: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên); Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (phần đại cương) do GS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức biên soạn; Địalý kinh tế - xã hội Việt Nam do GS. Lê Thông (chủ biên).
Về huyện Vị Xuyên từ khi đổi mới đến nay đã có một số báo cáo, nhiều tạp chí, nhiều chương trình nói về tình hình phát triển KTXH của huyện. Có trên 32 đầu mục tin về Vị Xuyên trên mạng internet. Những thông tin về tình hình phát triển KTXH huyện Vị Xuyên thời kỳ đến năm 2010 và 2020 có thể tìm thấy trong một số tài liệu có độ tin cậy cao, như: Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Vị Xuyên thời kỳ 2000 - 2010, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các mục tiêu giải pháp, kế hoạch năm sau. Theo hướng này cũng có thể tìm thấy giá trị thông tin nguồn từ một số nghiên cứu: “Địa lý tỉnh Hà Tuyên” viết cả về tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang trước đây và “Địa lý tỉnh Hà Giang” hiện nay, các sách, báo, tạp chí viết về Hà Giang.
Trong số tài liệu khác có giá trị phải kể tới: Niên giám Thống kê huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang một số năm; Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Kế hoạch phát triển KTXH huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010 - 2015 của UBND huyện Vị Xuyên, Huyện uỷ Vị Xuyên và một số tài liệu khác nghiên cứu về Hà Giang nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kì 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020.
Cũng phải kể tới sự quan tâm của các nhà địa lý về huyện Vị Xuyên trong Đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ: “Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang” (Mã số B 200 - 03- 43) . Về sự tăng trưởng và giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới có báo cáo của chúng tôi tại Hội nghị khoa hoc Địa lí toàn quốc ngày 19/6/2010 với tiêu đề: “Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang: vấn đề và giải pháp” . Trong đó, chúng tôi nhận thức được việc nghiên cứu huyện vùng cao biên giới nói chung và ở Vị Xuyên nói riêng đặt ra nghiều vấn đề cầnđược nghiên cứu trên phạm vi rộng lớn hơn, nhất là trong tiến trình chuẩn bị
Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XI, đang tiến hành đánh giá thành tựu đạt được, bàn thảo các định hướng cũng như giải pháp tăng trưởng nhanh và bền vững để cùng với cả nước thực hiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm phương pháp luận
Quan điểm tổng hợp: Các hiện tượng Địa lý KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Áp dụng quan điểm này cho phép nghiên cứu các vấn đề KTXH huyện Vị Xuyên một cách toàn diện và chặt chẽ.
Quan điểm hệ thống: Đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống, gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Một phân hệ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến vận động của toàn hệ thống. Huyện Vị Xuyên được coi là một hệ thống được đặt trong hệ thống lớn hơn là tỉnh Hà Giang. Đến lượt mình, huyện như một hệ thống bao gồm các phân hệ thấp: các xã, thị trấn, thôn bản. Do đó, cần phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống và trong cùng một hệ thống.
Quan điểm lịch sử: Theo quan điểm này khi xem xét một hiện tượng địa lý KTXH phải thừa nhận quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo phát triển trong tương lai. Nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới cho phép chúng ta hiểu biết đầy đủ và sâu sắc tình hình phát triển KTXH trước đó, về hiện tại đồng thời dự báo và định hướng sự phát triển trong tương lai.
Quan điểm kinh tế: Quan điểm này được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: tốc độ tăng trưởng, hiệu qủa kinh tế... Trong nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên áp dụng quan điểm này để có thể thấy rõ
hơn các chỉ tiêu về KTXH cụ thể.
Quan điểm phát triển bền vững: Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với huyện Vị Xuyên nghiên cứu phát triển KTXH phải đặt trong mối quan hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, tổng hợp, phân tích có lựa chọn các loại tài liệu, số liệu đã xuất bản của các cơ quan, ban ngành của huyện Vị Xuyên, của tỉnh Hà Giang và trên mạng internet như: Niên giám thống kê của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên nhiệm kì 2005 - 2010 và 2010 - 2015, Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vị Xuyên 2010 - 2020.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các tài liệu, số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, được phân tích và xử lí cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị lãnh thổ.
Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Các bản đồ về dân cư, bản đồ kinh tế chung và phân hóa lãnh thổ dùng để mô tả hiện trạng KTXH, sự phân bố các hiện tượng địa lý kinh tế, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, mối quan hệ giữa chúng và những dự kiến phát triển kinh tế. Các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của các hiện tượng KTXH.
Phương pháp thực địa: Khảo sát thực tế tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, khu Kinh tế quốc phòng 313, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và một số xã Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Cao Bồ.
Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) vàThreats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấnđề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm các chương chủ yếu:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài;
Chương 2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên thời kì đổi mới;
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị
Xuyên, Hà Giang đến năm 2015.
7. Những đóng góp của luận văn
Đánh giá hiện trạng phát triển KTXH của huyện Vị Xuyên, Hà Giang trong thời đổi mới.
Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển KTXH huyện VịXuyên, Hà Giang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 964
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16