Mã tài liệu: 255051
Số trang: 78
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 597 Kb
Chuyên mục: Địa lý
Mục lục
Mở đầu 6
Chương 1. Tổng quan các phương pháp mô hình hoá quá trình 8
hình thành dòng chảy từ bề mặt lưu vực
1.1. Phân loại các mô hình mô phỏng quá trình hình thành dòng chảy sông 8
1.2. Mô hình thuỷ động lực học 13
1.3. Các mô hình nhận thức 20
1.4. Một số ứng dụng mô hình toán thuỷ văn ở Việt Nam 27
Chương 2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp SCS và mô hình phần 29
tử hữu hạn sóng động học
2.1. Phương pháp SCS 30
2.2. Phương pháp phần tử hữu hạn 32
2.3. Chương trình diễn toán lũ 41
2.4. Kiẻm tra mô hình 42
2.5. Nhận xét về khả năng sử dụng mô hình 42
Chương 3. áp dụng phương pháp SCS và mô hình phần tử hữu hạn 43
sóng động học mô phỏng lũ và đánh giá ảnh hưởng một
số điều kiện mặt đệm đến quá trình dòng chảy sông trà
khúc ư trạm sơn giang
3.1. Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Trà Khúc 43
3.2. Tổng quan tài liệu và phương pháp xử lý 51
3.3 Chương trình tính 58
3.4 Kết quả tính toán 60
kết luận và kiến nghị 73
tài liệu tham khảo 75
Các phụ lục 77
5
Mở đầu
Tài nguyên nước chiếm một vị thế quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên lãnh
thổ. Trong chiến lược quy hoạch lãnh thổ, ngoài việc đánh giá đúng đắn tài nguyên
nước còn quan tâm đến vai trò của các điều kiện hình thành chúng, qua đó có thể loại
bỏ, điều chỉnh sao cho có thể bảo vệ, sử dụng và tái tạo loại tài nguyên này theo hướng
có lợi nhất, hay nói cách khác là duy trì chúng trong trạng thái phát triển bền vững.
Với các phương pháp tính toán tài nguyên nước truyền thống, trong điều kiện Việt
Nam không phải điều đó lúc nào cũng có thể thực hiện được do sự thiếu số liệu quan
trắc thường xuyên, so sự thiếu đồng bộ trong các tài liệu cập nhật. Để khắc phục điều
đó, sử dụng mô hình toán gần như là con đường duy nhất để đạt được mục đích.
Nằm trong đới nhiệt ẩm, gió mùa có lượng mưa lớn, đạt trung bình 1960 mm, lại
phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, hàng năm Việt Nam chịu một sức ép về thiên tai
lũ lụt và hạn hán.
Dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam do mưa quyết định là chủ yếu, việc tập trung giải
quyết mô phỏng quá trình mưa ư dòng chảy đã thu hút được sự quan tâm lớn của các
nhà khoa học trong và ngoài nước [1, 2, 7, 9, 10, 11, 14, 15, 17, 23, 26, 30]. Các mô
hình thuỷ văn tất định như SSAR, TANK, NAM, SWMM trong lĩnh vực thuỷ văn
công trình và dự báo đã thu được những kết quả đáng kể [10, 16, 18, 19, 24]. Tuy
nhiên, việc ứng dụng rộng rãi các mô hình đó thường khó khăn trong việc dò tìm và
hiệu chỉnh bộ thông số, đòi hỏi nhiều công sức và kinh nghiệm của người sử dụng.
Việc mô phỏng các trận lũ lớn lại càng phức tạp hơn do thiếu các tài liệu thực tế về các
quá trình dòng chảy trên bề mặt lưu vực. Việc xây dựng các mô hình mưa dòng chảy
có khả năng phù hợp với các điều kiện địa lý tự nhiên ở nước ta luôn là vấn đề cấp thiết
.
Mục tiêu của đề tài là phân tích, lựa chọn và xây dựng một mô hình tính toán mô
phỏng lũ vừa đáp ứng khả năng phòng tránh thiên tai, vừa đáp ứng việc xây dựng, điều
chỉnh quy hoạch trên lãnh thổ.
Ngày nay, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, với các thiết bị máy tính
tốc độ cao cho phép sử dụng các mô hình số. Việc khai thác số liệu bề mặt lưu vực có
thể sử dụng công nghệ GIS để nhận các thông tin quan trọng đối với việc hình thành
dòng chảy sườn dốc như địa hình,mạng lưới thuỷ văn, hiện trạng sử dụng đất, thảm
thực vật từ các bản đồ chuyên dụng[3, 4, 5, 6]. Qua tìm hiểu, phân tích các mô
hình thuỷ động lực học, các phương pháp mô phỏng quá trình tổn thất, quá trình chảy
trên sườn dốc và trong sông, đề tài lựa chọn phương pháp SCS để mô tả quá trình tổn
thất và mô hình phần tử hữu hạn sóng động học để mô phỏng quá trình chảy trên sườn
dốc và trong lòng dẫn .
Đề tài gồm 3 chương, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Mở đầu: Đặt vấn đề, tính cấp thiết , mục đích nghiên cứu của đề tài.
Chương 1: Tổng quan các phương pháp mô hình hoá quá trình hình thành dòng chảy từ bề mặt lưu vực
Chương 2: Cơ cở lý thuyết của phương pháp SCS và mô hình phần tử hữu hạn sóng động học
Chương 3: áp dụng phương pháp SCS và mô hình phần tử hữu hạn sóng động học mô phỏng lũ và đánh giá ảnh hưởng một số điều kiện mặt đệm đến quá trình dòng chảy lưu vực sông Trà Khúc - trạm Sơn
Giang.
Kết luận: Trình bày các kết quả của đề tài, các hướng phát triển nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo.
Sự hình thành dòng chảy sông là một quá trình phức tạp, tổ hợp nhiều yếu tố tác
động tương hỗ. Việc mô phỏng dòng chảy trình bày trong đề tài mới chỉ là những bước
đầu tiên, một số nhân tố do các nguyên nhân khách quan và chủ quan còn phải đơn
giản hoá. Để mô phỏng chính xác hơn còn cần tập trung tìm tòi các mối quan hệ giữa
các điều kiện đó. Mặc dù rất cố gắng, trong điều kiện hạn chế thời gian và tài liệu nên
trong đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1097
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1559
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16