Mã tài liệu: 259517
Số trang: 26
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,657 Kb
Chuyên mục: Địa lý
I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, vào bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản năng”. Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho con người hành hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá nhất. Và vì thế các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hóa. Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau một thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Về nội dung thì lễ hội bao giờ cũng gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội. Bản sắc lễ hội Việt Nam: Lễ hội Việt Nam, mà tiêu biểu là các lễ hội vùng đồng bằng sông Hồng, mang bản sắc chung của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Thời gian tổ chức lễ hội thường theo lịch nông, theo chu kỳ cây lúa, chu kỳ mùa màng. Đôi tượng thờ cúng của lễ hội trước hết là cúng tổ tiên, mang bản chất của tâm thức tiểu nông, cha truyền con nối giữ nếp nhà, nghiệp ruộng vườn .Những nội dung chính của phần lễ hội ngoài tính chất đua tài, thể thao, văn nghệ, tiếp xúc nam nữ còn mang tính chất phồn thực. Trò bơi trải (thí dụ ở Hội Đàm – Hà Tây) không phải chỉ là cuộc đua thuyền để thi thố tài năng, sức khỏe trên sông nước, mà xuất xứ của nó từ lâu được các nhà dân tộc học xác nhận là thể thức cầu mưa. Trò chơi kéo co hay đánh đu không đơn giản chỉ là cuộc thi sức khỏe mà còn là một nghi thức thể hiện sự giằng co giữa hai mùa mưa và nắng hay biểu hịn sự chu chuyển của bốn mùa trong một nhịp điệu tuần hoàn liên tục Trong kho tàng văn hóa lễ hội của dân tộc Việt Nam có vô vàng lễ hội truyền thống độc đáo và ý nghĩa. Trong đó lễ hội đền Hùng và lễ hội chùa Hương có lẽ là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam; Nxb Văn Hóa – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật; 2000.
2. GS. Trần Quốc Vượng; Những phát minh mới về khảo cổ học 1975 - Viện Khảo cổ học.
3. Thạch Phương, Lê Trung Vũ; 60 lễ hội truyền thống Việt Nam; Nxb Khoa học Xã hội; 1995.
4. Hoàng Lương; Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; 2002.
Các Wedsite 1. www.vietnamopentuor.com.vn
2. www.tuoitre.com.vn
3. www.dulichvn.org.vn
4. www.vi.wikipedia.org
5. www.thongtinthoidai.vn
6. www.baomoi.com.vn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 195
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 724
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem