Mã tài liệu: 130606
Số trang: 147
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Địa lý
Là ngành sản xuất vật chất lâu đời nhất, với chức năng cung cấp lương thực thực phẩm, nông nghiệp (theo nghĩa rộng) cho đến nay vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng không thể thay thế được trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại.
Chiếm 22,0% GDP và 52,5% lao động (năm 2008), nông nghiệp hiện đang là ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò của nông nghiệp không hề suy giảm, mà ngược lại, phát triển nông nghiệp còn là một khâu quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Với nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế, xã hội, sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống kinh tế - xã hội nông thôn vì thế cũng có nhiều đổi mới.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp cả nước trong những năm qua có phần đóng góp không nhỏ của các tỉnh vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long mà trong đó Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả vùng.
Là một tỉnh thuần nông, nông nghiệp chiếm tới 55,6% GDP và 71,9% lao động (năm 2008), đây thực sự là ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – một vùng đất phù sa màu mỡ, sông ngòi chằng chịt,…, Đồng Tháp có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, hiệu quả cao. Và trên thực tế, trong những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định là một mắt xích không thể thiếu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, cho đến nay sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng sẵn có, năng suất lao động còn thấp, tính chất nhỏ lẻ, manh mún, sự chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm,…
Do vậy, việc thực hiện đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp” nhằm đánh giá các nguồn lực cũng như tìm hiểu, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế của tỉnh nói chung có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất sâu sắc.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của Địa lí nông nghiệp.
Chương 2: Các nguồn lực phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2015 – tầm nhìn 2020.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 767
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem