Mã tài liệu: 297244
Số trang: 115
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 4,206 Kb
Chuyên mục: Địa lý
MS:LVDL-DLH019
SỐ TRANG:115
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NGÀNH: ĐỊA LÝ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
NĂM: 2010
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền nông nghiệp thế giới hiện đại, kinh tế trang trại có vị trí vô cùng
quan trọng ở nhiều nước phát triển, khi mà hầu hết các sản phẩm nông nghiệp ở các nước này đều
được sản xuất từ các trang trại.
Ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra và tác động toàn diện đến
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong
nông nghiệp- nền nông nghiệp đang dần được công nghiệp hóa. Trong đó, trang trại là một biểu
hiện rõ nét nhất của sự thay đổi theo hướng tích cực, với sự áp dụng ngày càng nhiều máy móc kĩ
thuật và các thành tựu của công nghệ sinh học… dẫn đến năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất
ngày càng tăng, góp phần to lớn vào việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và mức sống của
người nông dân nói riêng. Chính vì thế, kinh tế trang trại, dù chỉ mới xuất hiện trong những năm 90
của thế kỉ XX ở nước ta, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh ngay từ khi mới ra đời, đặc biệt là
trong thời gian gần đây.
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam bộ, với diện tích 5.903,9 Km2
, dân số
2008 là 2.321487 người. Là Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với nhiều
Tỉnh, thành phố và khu vực năng động. Cũng như nhiều Tỉnh khác trong khu vực Đông Nam bộ,
hình thức trang trại đã xuất hiện ở Đồng Nai từ lâu dưới dạng các đồn điền trồng cây công nghiệp
dài ngày, hoặc các vườn chuyên trồng cây ăn quả có quy mô lớn. Tại các huyện Long Khánh, Tân
Phú , Xuân Lộc…đã từng nổi tiếng về các loại cây ăn quả. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,
thị trường tiêu thụ…kinh tế trang trại đã và đang được chú trọng phát triển ở Đồng Nai. Sự phát
triển của kinh tế trang trại nơi đây đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân; mở mang diện
tích đất trồng qua việc tận dụng diện tích đất trống, đồi trọc, đất hoang hóa; tạo thêm việc làm cho
lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo…
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong việc phát triển loại hình này ở Tỉnh Đồng Nai hiện nay là
vấn đề vay vốn để đầu tư cho trang trại, vấn đề sở hữu đất đai, việc ứng dụng KHKT, trình độ quản
lí của những chủ trang trại…Nhìn chung, các trang trại ở nơi đây chủ yếu là của tư nhân với quy mô
nhỏ, chưa ứng dụng nhiều KHKT vào sản xuất nên năng xuất chưa cao, việc tiêu thụ nông sản khó
khăn và thường bị thương lái ép giá do chưa nắm được nhu cầu của thị trường…
Trước vai trò to lớn của kinh tế trang trại trong việc góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
và nâng cao mức sống cho người dân ở Tỉnh nhà, vì thế tôi muốn đề cập đến vấn đề “ Phân tích kinh
tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lý kinh tế- xã hội” để mong tìm hiểu một lần nữa thực
trạng phát triển của kinh tế trang trại tại Đồng Nai cũng như chú trọng đến tìm hiểu hiệu quả sản xuất của các trang trại từ đó tìm ra các giải pháp giúp kinh tế trang trại phát triển nhanh, hiện đại và
thực sự trở thành con đường thoát nghèo cho người lao động nơi đây.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai
Phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại thông qua việc phân tích một số loại hình trang trại
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng thêm nữa hiệu quả sản xuất của các trang trại tại địa
phương này.
Đề tài sẽ là nguồn tư liệu cho các sinh viên khi tìm hiểu về vấn đề kinh tế trang trại; là tài liệu
tham khảo cho các giáo viên phổ thông khi tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong chương
trình địa lí 12, hoặc tìm hiểu về
địa lí địa phương.
Nhiệm vụ
Tìm hiểu các vấn đề cơ sở lý luận về kinh tế trang trại. Sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam từ kinh tế hộ gia đình chuyển sang sản xuất hàng hóa
quy mô lớn.
Phân tích thực trạng phát triển và phân bố kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai (tiến hành thu
thập số liệu, thực địa, điều tra mẫu một số trang trại…)
Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
một số loại hình trang trại ở Tỉnh Đồng Nai
(dựa trên kết quả của điều tra mẫu )
Các kết quả phân tích được sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cũng như nâng
cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại tại địa phương này.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hiện trạng phát triển kinh tế trang trại và hiệu quả sản xuất của
một số loại hình trang trại
Trong đề tài, cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng (mô hình toán hồi quy tuyến tính bội) để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại trên địa bàn
Tỉnh Đồng Nai.
Từ thực trạng phát triển; kết quả của việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của trang trại từ đó đưa ra những giải pháp và định hướng phát triển kinh tế trang trại trong
tương lai.Cụ thể:
- Về không gian: trong phạm vi Tỉnh Đồng Nai (chi tiết đến cấp huyện).
- Về thời gian: chủ yếu từ 2002 đến 2009 - Về tư liệu : dựa chủ yếu vào số liệu tự điều tra các trang trại trên 11 huyện của Tỉnh Đồng
Nai (tác giả đã tiến hành thu thập thông tin cần thiết tại 301 trang trại trên tổng số 3183 trang trại
của tỉnh Đồng Nai, trong đó gồm 111 trang trại chăn nuôi, 105 trang trại trồng cây lâu năm, 85 trang
trại trồng cây hàng năm ); Số liệu tổng hợp về trang trại của Cục thống kê Tỉnh Đồng Nai; Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Đề tài chỉ phân tích kinh tế trang trại dưới góc độ của địa lí kinh tế, xã hội nên không đi sâu
vào phần kinh tế (khía cạnh hiệu quả sản xuất không tập trung nhiều)
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ:
Đối tượng nghiên cứu là các trang trại phân bố trên một không gian nhất định và có đặc trưng
lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau, phát hiện ra quy luận phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát
triển của trang trại.
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Những tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đến sự hình thành và phát triển của trang trại
là quá trình lâu dài. Hiện trạng phát triển và xu hướng phát triển là cơ sở để đề xuất các giải pháp
quản lí và phát triển các trang trại trong tương lai.
Quan điểm hệ thống:
Dựa vào quan điểm này, chúng ta phải xem xét sự phát triển kinh tế trang trại trong mối quan
hệ với các loại hình tổ chức sản xuất KT-XH khác.Vì kinh tế trang trại chỉ là một bộ phận của hệ
thống các ngành kinh tế quốc dân.
Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững:
Sự phát triển của bất cứ lĩnh vực gì cũng cần hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là sự phát
triển đòi hỏi sự cân bằng cả về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì thế, kinh tế trang
trại- một trong những hình thức tổ chức sản xuất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, không chỉ chú ý
đến khía cạnh kinh tế mà cũng cần phải chú ý đến yếu tố môi trường để đảm bảo sự ổn định, lâu dài
và bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích, so sánh
Việc thu thập, tổng hợp số liệu sẽ là những dẫn chứng, minh họa cho vấn đề nghiên cứu. Vì
vây tổng hợp thống kê và phân tích, so sánh số liệu thống kê để làm rõ thực trạng phát triển kinh tế
trang trại trên một lãnh thổ, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sau này.
Phương pháp toán học- dự báo: Cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng phức tạp
của các đối tượng nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội trong thực tiễn, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản,
quy luật vận động của đối tượng
Sử dụng toán học ( mô hình hàm hồi quy tuyến tính đơn, hàm hồi quy tuyến tính bội…) để hỗ
trợ cho việc đánh giá vấn đề một cách chính xác, khoa học. Từ đó giúp định hướng chiến lược, xác
định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của kinh tế trang trại ở Đồng Nai một cách khách
quan, có cơ sở khoa học, phù hợp với hiện thực và xu thế phát triển của hiện thực.
Phương pháp bản đồ- biểu đồ:
Bản đồ- biểu đồ là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt đối với ngành địa lý. Các nghiên cứu
địa lý kinh tế xã hội được khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ là “ngôn ngữ”
tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, trực quan của đối tượng nghiên cứu. Không những có giá trị thẩm mỹ
cao mà còn cung cấp một lượng thông tin lớn góp phần minh họa, làm rõ hơn vấn đề.
Phương pháp thực địa:
Là phương pháp cần thiết để có thể lấy được thông tin chính xác và cập nhật, cũng là phương
pháp quan trọng đặc biệt trong ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp tránh được những kết
luận chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Giúp đánh giá xác định lại một cách đầy đủ, chính
xác tài liệu đã có, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mới được phát hiện trong quá trình
khảo sát
Phương pháp chuyên gia:
Qua việc tổng hợp các ý kiến của các chủ trang trại từ các phiếu điều tra trang trại trong tỉnh
Đồng Nai và thông qua phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại trong quá trình thực địa, từ đó đưa ra
các định hướng, giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa kinh tế trang trại nơi
đây.
5. Lịch sử nghiên cứu
Kinh tế trang trại, dù mới xuất hiện và phát triển trong những năm 90 của thế kỷ XX nhưng đã
nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả,với rất nhiều các đề tài, bài báo viết về kinh tế trang trại ở
cấp độ cả nước, vùng, tỉnh. Nghiên cứu cả về lý luận lẫn đánh giá thực tiễn của trang trại từ những
năm 90 đến nay. Tuy nhiên, những đề tài viết về Trang Trại ở Tỉnh Đồng Nai không nhiều, phần lớn
chỉ tìm hiểu về thực trạng và những khó khăn chung của việc phát triển kinh tế trang trại mà chưa đi
vào đánh giá hiệu quả sản xuất của từng loại hình trang trại.
Đề tài “Phân tích kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế-xã hội” không những
chú trọng đến phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại mà điểm khác của đề tài là đã sử dụng
phương pháp định lượng (mô hình hồi quy tuyến tính bội ) để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình Trang Trại chủ yếu tại Tỉnh Đồng Nai, từ đó giúp xác định
các chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế trang trại nơi đây.
Dưới đây là một số đề tài, bài viết, tài liệu đã là nguồn tư liệu quý giá cho Tác giả trong quá
trình nghiên cứu đề tài:
- Nguyễn Viết Thịnh (chủ nhiệm đề tài), 2009, Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc
độ địa lý kinh tế và sinh thái
- Nguyễn Khắc Ngân (chủ nhiệm đề tài), 2000, Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh
- Hoàng Đắc Bằng, 2004, Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai,
khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TPHCM
- Nguyễn Võ Hoàng ( luận văn thạc sĩ kinh tế), 2007, Kinh tế trang trại Tỉnh Bình Phước- Thực
trạng và giải pháp phát triển
- Nguyễn Yên Tri (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập II, địa lí, NXB tổng hợp Đồng Nai
- Thái Doãn Mười (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập IV,Kinh tế, NXB tổng hợp Đồng
Nai.
- Vũ Tuyên Hoàng, 2003, Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, tham
luận tại hội nghị toàn thể ISG thường niên
- Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2015, 2009, Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra, còn một số bài báo viết về sự phát triển của các trang trại trồng cây ăn quả, trang trại
chăn nuôi…của một số huyện ở Tỉnh Đồng Nai:
- Đồng Nai- kinh tế trang trại đang khởi sắc, Trung tâm tin học bộ NN và PTNT, báo KHKT
nông nghiệp, 2/2008
- Tác giả Nguyễn Thương, Vấn đề tích tụ đất làm trang trại, theo báo Đồng Nai, 2008
- Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 112 năm 2008
6. Bố cục của đềtài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài còn có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận về trang trại
Chương 2: Phân tích kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 195
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 18