Mã tài liệu: 242126
Số trang: 113
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,308 Kb
Chuyên mục: Địa lý
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của cả nước. Trong đó khu vực nghiên cứu bao gồm Hóc Môn và Gò Vấp là khu vực mới phát triển trong những năm gần đây, thu hút rất nhiều lao động và dân cư đến sinh sống, làm việc. Sự phát triển này đòi hỏi được đáp ứng về nhiều mặt, trong đó nhu cầu về cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất là rất quan trọng.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, nước dưới đất tồn tại trong các địa tầng chứa nước (Holocen, Pleistocen, Pliocen, Miocen). Ở một vài nơi chất lượng của nguồn nước đang biến đổi theo chiều hướng xấu, nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và nhiễm bẩn, do đó không thích hợp cho cung cấp nước. Trong khi nguồn bổ cấp nước ngầm Tp. Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ thì theo tài liệu quan trắc mực nước nhiều năm đã chỉ ra rằng mực nước ngầm đang bị hạ thấp tại một số nơi trong thành phố, đặc biệt là những khu công nghiệp và những khu vực mà hệ thống cung cấp nước sinh hoạt chưa có, nhân dân phải tự khai thác lấy.
Chính vì những lý do nêu trên, đề tài được nêu ra nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc biến đổi về lượng cũng như chất lượng nước dưới đất do các hoạt động kinh tế kỹ thuật gây ra và đưa ra một số kiến nghị, biện pháp hợp lý để giải quyết việc sử dụng nước dưới đất khu vực trên.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1. Mục đích:
- Làm rõ hiện trạng khai thác và tình trạng suy giảm chất lượng, trữ lượng nước dưới đất.
- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ và khai thác hợp lý nước dưới đất khu vực nghiên cứu.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đặc điểm nước dưới đất khu vực Tp. Hồ Chí Minh, hiện trạng khai thác khu vực Quận Gò Vấp và các huyện Hóc Môn.
- Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước và tình hình quản lý nước qua các giai đoạn trong khu vực nói trên.
- Đánh giá sự biến động chất lượng nước và sự biến động động thái nước dưới đất khu vực nghiên cứu dưới tác động của các hoạt động kinh tế kỹ thuật.
- Đề xuất những kiến nghị, biện pháp hợp lý để giải quyết vấn đề nước dưới đất tầng Pleistocen khu vực nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu, vận dụng các cơ sở lý thuyết về :
+ Phương pháp phân tích lịch sử tự nhiên.
+ Phương pháp điều tra thực địa.
+ Các phương pháp thủy động lực.
+ Ứng dụng lý thuyết về ô nhiễm nước.
+ Xác suất thống kê toán.
+ Các phương pháp nghiên cứu địa chất thủy văn truyền thống.
- Thu thập các tài liệu liên quan.
4. Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện các mục đích của đề tài, các nội dung cơ bản nghiên cứu gồm:
- Làm sáng tỏ điều kiện địa chất, địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu,
- Xây dựng bản đồ tài liệu thực tế.
- Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất về chất lượng và trữ lượng.
- Khoanh ranh giới nhiễm sắt khu vực nghiên cứu.
- Lập sơ đồ thể hiện vị trí các điểm nước dưới đất bị nhiễm bẩn (dựa vào Tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt của Việt Nam).
- Xử lý, thống kê các tài liệu thu thập được.
- Vận dụng các lý thuyết đã học để phân tích và lý giải một số hiện tượng trên.
III./ Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
- Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần trong việc nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, đánh gía sự tác động của hoạt động nhân sinh đến tài nguyên nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài là cơ sở khoa học đáng tin cậy để đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất cho khu vực Hóc Môn-Gò Vấp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1416
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 1131
⬇ Lượt tải: 18