Mã tài liệu: 297279
Số trang: 145
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 4,248 Kb
Chuyên mục: Địa lý
MS:LVDL-DLH030
SỐ TRANG: 145
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NGÀNH: ĐỊA LÝ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là
kho nước vô tận, là kho tài nguyên, là kho thực phẩm vô cùng quý giá, là môi
trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai. Biển là tài sản
quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học đã nói đến “lục địa xanh” này và
họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền kinh tế gắn với
biển”, bởi vì đất liền đang mòn mỏi dần vì bị khai thác kiệt quệ tài nguyên, biển có
thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển.
Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc
gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển
trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Có diện tích hơn 3,4 triệu km2
, Biển Đông là một bộ phận nhỏ của Thái Bình
Dương nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi qua lại của những đường
giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là nơi
có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú về số lượng và chủng loại.
Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông
ra Thái Bình Dương và mở cửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với
diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu
km2
), đường bờ biển dài 3260km bao lấy lãnh thổ cả 3 hướng: Bắc, Đông, Nam;
trung bình khoảng 100km2
đất liền có 1km bờ biển và không một nơi nào trên đất
nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từ bao đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật
thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi
miền của Tổ Quốc, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất
nước.
Với 32km bờ biển, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Trong đó, Huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn. Tình
hình kinh tế - xã hội vùng biển của Huyện trong thời gian qua đã có bước phát triển,
vừa đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa kết
hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của
nền kinh tế biển trong tương lai, tôi chọn đề tài : “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và
định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang”.
2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm qua, kinh tế biển đã bước đầu khẳng định được vai trò của
mình trong công cuộc phát triển kinh tế huyện Gò Công Đông. Cùng với chương
trình hành động thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung
ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh Tiền Giang
nói chung và Huyện Gò Công Đông nói riêng đã đề ra chương trình thực hiện mục
tiêu “vươn ra biển lớn” nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò
Công Đông tỉnh Tiền Giang” với những mục đích sau:
+ Khảo sát và đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế biển của huyện.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông giai đoạn
2000 – 2007.
+ Xác định các phương hướng phát triển và các giải pháp phát triển kinh tế
biển đến năm 2020.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cở sở lý luận về kinh tế biển
- Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông.
- Căn cứ vào vào hiện trạng phát triển biển của huyện để đưa ra những định
hướng nhằm phát triển kinh tế biển của huyện trong tương lai đồng thời đưa ra
những giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ 30/04/2008, Tỉnh Tiền Giang chính
thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Tân Phú Đông là phần đất được tách
ra từ Huyện Gò Công Đông, Huyện Gò Công Tây. Trong phạm vi luận văn này, tôi
chỉ nghiên cứu Huyện Gò Công Đông giai đoạn 2000 – 2007.
- Về nội dung nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu chính của đề tài là những
vấn đề xoay quanh ngành kinh tế biển thật sự là thế mạnh của Huyện (những bộ
phận của kinh tế biển: ngành thủy hải sản, du lịch biển, vấn đề môi trường biển).
4. Lịch sử nghiên cứu
Kinh tế biển có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế
của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện tại. Chính tầm quan
trọng đó của kinh tế biển nên từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề
này nhưng tập trung nhất là các tỉnh có lợi thế lớn về biển như: Nha Trang, Bà Rịa
Vũng Tàu,….Vì vậy, các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham
khảo để tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát
triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông” (Tỉnh Tiền Giang) được đầy đủ và hoàn
chỉnh hơn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
là phương pháp luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và
thực tiễn phát triển kinh tế biển cần xem xét trong sự phát triển của khoa học này
với sự phát triển của các ngành khoa học có liên quan trong sự vận động, phát triển
của kinh tế - xã hội theo những quy luật khách quan và trong mối quan hệ biện
chứng qua lại chặt chẽ.
5.1.2 Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Kinh tế
biển là một bộ phận của nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa
học khác và trong nội bộ của nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi
nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại
của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, phải coi vấn đề kinh tế
biển và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn
chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trong thực tế, các sự vật - hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian
làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Và việc nghiên cứu các
vấn đề về kinh tế biển huyện Gò Công Đông không thể tách rời vấn đề phát triển
kinh tế biển của tỉnh, vùng và cả nước.
5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự phát triển kinh tế biển và kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh
hưởng lớn đến kinh tế biển và kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn
đề kinh tế biển trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản
chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác
khi nghiên cứu.
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững. Phát triển kinh tế biển, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lý kết hợp
với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, có sự
kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích –
tổng hợp một cách thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Vì việc dựa trên việc phân
tích tài liệu đã có cũng như thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề
nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất
nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
5.2.2 Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu
nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế
- xã hội nói riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng
phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu
thập được.
Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú cần chọn lọc
chính xác. Đối với công tác nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, trước hết cần quan
tâm đến các dạng thông tin sau: trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản
đồ, các dạng khác (trên mạng, những cuộc điều tra,…).
5.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì
mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và
kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung
nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và theo
lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể,
trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn
thiện và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông
tin địa lý (GIS).
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng
số liệu và biểu đồ.
5.2.4 Phương pháp sưu tầm
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số
liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm
về kinh tế biển huyện Gò Công Đông cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác mối
quan hệ giữa kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2.5 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý
Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão.
Việc sử dụng những thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế -
xã hội ngày càng được nhân rộng.
Hệ thông tin địa lý (GIS) là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân
tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép
lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Có thể coi
đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý
kinh tế - xã hội. Nó cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để xác định được
những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao.
5.2.6 Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã
thu thập được và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Gò
Công Đông đến năm 2020.
Kiến nghị
Kết luậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 36
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17