Sách không bao giờ cũ

Sách không bao giờ cũ

Ai mê sách cũ

Bạn là sinh viên và đang cần mua những cuốn giáo trình với 1 /10 giá bìa. Bạn là “tuýp" người hoài cổ và muốn tìm lại những cuốn truyện xưa để hồi tưởng vò để cho các con cháu mình đọc? Bạn muốn tìm một cuốn sách nhân bản cách đây vài năm nhưng không còn “ăn hàng" nữa nên người xuất bản không còn “mặn mà”? Bạn là dân kỹ thuật và muốn tìm những cuốn sách “độc"? Bạn muốn mua cho con mười cuốn truyện tranh Đôremon với giá bìa của một cuốn? Đơn giản hơn, bạn có cả một buổi chiều rảnh rỗi đi một mình. Vậy mời bạn đến tiệm sách cũ - nơi bạn có thể tìm những cái mình đang cần và trải qua một thời gian thật thân thiện và dễ chịu.

Vũ - cậu Sinh viên năm tư Trường Đại học Nông Lâm đang làm Luận án tốt nghiệp loay hoay suốt buổi sáng trong tiệm sách cũ để tìm những cuốn sách về kỹ thuật trồng trà và cà phê, cười toe toét: “Chị coi nè, em tìm được cả chục cuốn, cuốn nào cũng hay”. Quê của Vũ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng vùng chuyên về trà và cò phê nhưng cậu vẫn tìm đến đây.

Anh Chiến họa sĩ thì lại đến tiệm sách để tìm những cuốn Tạp chí kiến thức ngày nay để giải trí.

Thi thoảng trong các gác nhỏ của những nhà sách cũ, ta có thể bắt gặp hình dáng nhỏ bé của các độc giả nhí đang ngồi xếp bằng say mê xem “Lucky Lucke”, “7 viên ngọc rồng", “Thám tử Conan"... Cầm trong tay quyểền truyện tranh là bạn có thể dễ dàng đến làm quen và trò chuyện với các bé. Bé Nhi (ngụ tại đường Lý Chính Thắng, Quận 3) kể tôi nghe bé đã đến nhà sách cũ lừ lúc bé mới 5 tuổi theo ba đi mua sách. Quen đến mức khi bé 8 tuổi ba mẹ cho phép bé đi một mình qua chọn sách mua. Nhà chật, bé mang sách đã mua đổi sách khác và cứ như thế bé hình thành mối quan hệ hai chiều với nhà sách quen. Nhà sách trên đường Lê Văn Sỹ cũng có hai khách hàng rất độc đáo: ông cháu bé Minh nhà nghe khu giáo xứ Bùi Phát. Đã gần 10 năm nay ông bế cháu từ lúc còn hai tuổi qua nhà sách, cô bán hàng phải bế dùm cho đến khi bé lớn tự xem và chọn sách như một tay chơi thực thụ. “Đó, nó đứng kia kìa” cô chủ tiệm chỉ tay kín đáo cho tôi xem cậu bé đeo mắt kính đang đứng lặng lẽ dò sách trên kệ. “Ông mới đi mấy tháng, nó tới đây buồn hiu”. Thiếu bóng dáng của người ông - người thầy tinh thần thân thiết hẳn bé rất buồn nhưng tôi như thấy ngọn đuốc trí thức của người ông trao cho cháu đang bừng sáng trên gương mặt cậu bé.

Và có rất nhiều người, đến với tiệm sách cũ là để sống lại cùng những hồi ức về một thời thơ ấu.

Tại sao sách cũ được chuộng hơn cả sách mới?

Bạn có thể đọc “Rừng Nauy”, Thế giới phẳng vào các nhà sách lớn... để nghĩ và nhân loại trong thế kỷ XXI và ngược lại bạn chỉ có thể đến với những tiệm sách cũ để trôi về những hồi ức và khoảng không gian cách đây hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Nếu có thời gian, giở lại chồng báo cũ của những năm 50 - 60, trong một tiệm sách cũ trên đường Cách mạng tháng tám, chúng ta có thể đọc lại một số bài báo của đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân và kinh ngạc về văn phong khá hiện đại của người phụ nữ nổi tiếng này. Ngôn ngữ sắc sảo xúc tích, những câu chữ của bà về sự bình quyền của phụ nữ trong xã hội hiện đại hoàn toàn không cũ.

Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến những tác phẩm dịch. Muộn hơn một chút, những năm 70 - 80 là thời kỳ hoàng kim của văn học dịch. Các tác phẩm của văn học Nga, Xô Viết hay văn học Pháp, được dịch khá mượt mà chau chuốt ngôn ngữ được Việt hóa một cách đáng kinh ngạc, điều đó không phải cuốn sách mới xuất bản nào cũng làm được. Các dịch giả như Lê Khánh Trường, Cao Xuân Hạo, Dương Tường là những tên tuổi được khá nhiều người mê sách cũ tín nhiệm. Các cuốn sách của những dịch giả này, mặc nhiên được coi là hàng quý!

Nếu không mê sách cũ, bạn cũng cứ đọc thử vài trang trong các cuốn Bình minh mưa. Sông đông êm đềm. Hội chợ phù hoa... và so chúng thử với một số cuốn sách mới như Những cây cầu ở quận Medison, bạn sẽ hiểu ngay tại sao nhiều người mê sách cũ đến vậy.

Và những người bán sách cũ!

Có thể nói, họ là cây cầu nối hết sức đáng khâm phục cho các độc giả yêu hồi ức và những cuốn sách cũ. Trên hết mọi mục tiêu kinh doanh, họ là những người yêu sách đến mức đáng kinh ngọc. Các chủ tiệm sách cũ trên đường Cách mạng tháng tám thậm chí còn coi đây là một nghề truyền thống của gia đình. Hãy xem cách họ sắp xếp các cuốn sách cũ, trân trọng từng trang báo, từng cuốn tạp chí, bạn sẽ hiểu những tình cảm của họ dành cho sách cũ. Rải rác trên đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai... các chủ tiệm đều không hề than thở về sự ế ẩm trong những tháng mưa hay ngày nắng gắt. Thảnh thơi ngồi trong những góc khuất, chỉ đứng lên giúp và trả lời khi người mua hỏi thăm hoặc nhờ tìm kiếm. Không có sự vồn vã thái quá của những người bán hàng chuyên nghiệp, nhưng luôn có sự thân thiện và ân cần vừa đủ để người đi tìm sách cũ hiểu rằng: giữa họ luôn có một sợi dây liên kết chặt chẽ, đó là tình yêu dành cho những cuốn sách cũ...

Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại cùng lịch sử loài người trong trang kết bởi nó được duy trì nhu cầu theo cách rất riêng. Thế hệ đi trước đã thắp lên lửa trong tâm hồn để ngọn lửa đó duy trì sự cháy của cây đuốc tri thức cho thế hệ sau. Bằng cách đó lửa không bao giờ tắt.

Bài liên quan