Mã tài liệu: 215244
Số trang: 15
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 267 Kb
Chuyên mục: Văn học
Đề tài: Nghệ thuật miêu tả chiến trang qua dịch xích bích trong Tam quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung
TRÍCH DẪN
Tam Quốc Diễn Nghĩa không phải thành sách bởi một người, một lúc mà là sự sáng tác tập thể của quần chúng nhân dân. Đó là một kho tàng binh lược, đúc kết, chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Nó phản ánh cả một thời kì lịch sử đầy biến động, cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé của các tập đoàn phong kiến. Trong đó còn tái hiện lại tình hình phức tạp của các cuộc đấu tranh quân sự, chính trị trong ngót một thế kỉ, nó động chạm đến các lĩnh vực xã hội, phản ánh các loại mâu thuẫn hết sức gay gắt và phức tạp trong xã hội. Thời kì đó đã nhào nặn lên những nhân vật lịch sử sinh động như đang còn sống, tái hiện lại vô số các cuộc chiến đấu cổ đại kinh hồn, bạt vía, những cuộc đấu trí, so tài căng thẳng đến nghẹt thở.
Với tài năng am hiểu tường tận binh pháp Tôn Tử và nghệ thuật dùng binh, La Quán Trung không chỉ chấp nhận những gì có sẵn. Ông đã sáng tạo, tổ chức kết cấu tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật dưới ánh sáng thẩm mỹ riêng, biên soạn cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa với quy mô đồ sộ, dài bảy lăm vạn chữ và luôn được dịch in trong mấy trăm năm nay. La Quán Trung đã có được nhãn quan tích cực giúp Ông nhìn thấu được hiện thực lịch sử cách ông hơn mười thế kỉ. Ông đã nói lên nguyện vọng tha thiết của quần chúng nhân dân lao động, muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc thanh bình trong một quốc gia bình yên, thống nhất. Bên cạnh đó tác giả cũng vạch trần tội ác của bọn quan phong kiến, đã gây ra các cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, coi tính mạng nhân dân như cỏ rác. Lòng tham và danh vọng quyền thế đã len lỏi và ngự trị mọi mối quan hệ.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến cát cứ thời Tam Quốc là Ngụy, Thục, Ngô trong thời gian 97 năm, từ 184 sau công nguyên đến 280 khi họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc lập lên nhà Tấn. Trong suốt một thế kỉ đó, người đọc chứng kiến biết bao cuộc loạn li điên đảo. Ba tập đoàn tranh giành quyền lực, muốn thôn tính lẫn nhau đã điển hình cho sự kiện hợp tan bất tân trong trời đất. Với nghệ thuật miêu tả chiến tranh bậc thầy của mình, La Quán Trung đã dàn dựng các cuộc chiến hết sức sinh động hình thức đấu tranh cũng hết sức đa dạng và phong phú. Tác phẩm viết về cuộc đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, nên tác giả đã thể hiện câu từ hoành tráng của mình qua miêu tả chiến tranh. Từ đầu đến cuối tác phẩm có thể thống kê được hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ với quy mô và cách thức tổ chức khác nhau, mở ra hết cảnh này đến cảnh khác. Dưới ngòi bút của tác giả các cuộc chiến tranh này thiên biến vạn hóa, không trùng lặp, không cứng nhắc, đều có tính độc đáo riêng nói lên tính đa dạng và phức tạp của chiến tranh. Trước một trận đánh lớn tác giả luôn dành thời gian giới thiệu tường tận cách chủ tướng, người cầm quân, dàn binh khiển tướng, tương quan lực lượng hai bên, sự thay đổi vị trí và sự vận dụng chiến thuật, chiến lược trước khi đi đến một trận chiến quyết định.
Có thể dễ dàng nhận thấy chiến tranh trong Tam Quốc là chiến tranh Trung Cổ với vũ khí thô sơ (đao, gươm, cung, tên ). Hình thức chiến tranh được quy định theo khuôn mẫu của binh pháp Tôn Tử và nó được ước lệ hóa trên bàn cờ tướng Trung Quốc vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chiến tranh là chuyện trọng đại. Kết quả của nó tùy thuộc việc đó có phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không và giới lãnh đạo quân sự có khôn ngoan hay không. Nó cũng tùy thuộc vào khí hậu địa lý và khí hậu, quy mô và khoảng cách của chiến trường. Sự tổ chức hậu cần và thông tin liên lạc cũng có phần không nhỏ. Trong đó vị tướng có vai trò hết sức quan trọng. Viên tướng giỏi là khi nào biết đánh và khi nào không, biết nắm lấy cơ hội, được tùy tướng lẫn ba quân răm rắp tuân lời, và là người có tài không bị sự chi phối của nhà vua. Vận dụng những điều này của binh pháp, La Quán Trung đã xây dựng những hình tượng chủ tướng không những có tài mà còn mưu trí hơn người, toàn những bậc anh dũng kì tài trong thiên hạ. Họ có vai trò quyết định trong trận chiến. Nói đến chiến tranh là nói đến đau thương, những giờ phút căng thẳng và nguy hiểm, nhưng trong Tam Quốc nó không thê thảm, mà đượm vẻ hiên ngang của chất sử thi anh hùng, đôi khi có vẻ ung dung khoan khoái. Ngòi bút của tác giả rất linh hoạt, thiên biến vạn hóa, tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn. Trong Tam Quốc có mười lần mở đại chiến dịch, hơn 100 trận quan trọng. Mỗi trận mỗi khác, tạo hứng thú riêng, quy mô, tình tiết, cục diện chiến tranh cũng rất khác. Và tài năng nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung biểu hiện nổi bật nhất trong việc miêu tả trận Xích Bích diễn ra vào đầu thế kỉ thứ ba, một trong những trận đánh cực kì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Chính trận Xích Bích đã dẫn đến sự cân bằng quyền lực giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô, những nước đã nổi lên từ đống tro tàn của thời Hán
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 1953
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 6890
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 2879
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 22