Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Viết tiểu thuyết lịch sử và truyện ngắn mang đề tài lịch sử (TNLS) có phải là trốn chạy hiện tại bằng cách lẩn mình vào quá khứ ? Sự xuất hiện, trong cũng như ngoài nước, của một số TNLS và tiểu thuyết lịch sử trong thập niên vừa qua là động cơ để trả lời câu hỏi đặt ra, trả lời cố nhiên với câu rào đón, theo thiển kiến, thì… Thì sao? Trước tiên, lẩn vào quá khứ, nhưng quá khứ nào? Chính sử – thường kể những chuỗi biến cố và nhân vật sắp xếp lại thế nào để củng cố quyền lực đương đại – vẽ ra cái quá khứ với ý đồ biện hộ tính cách chính danh một triều chính. Tất nhiên, tốt đẹp phô ra. Xấu xa ta đậy lại. Và viết tiểu thuyết lịch sử theo cái quá khứ đó, nhà văn trở thành đồng lõa với quyền lực chính trị, làm công việc kẻ lông mày cho xác chết ? Nhưng thế, để làm gì ? Đi về đâu ? Nhất là một khi người viết chẳng khác gì kẻ tô son vẽ phấn lên mặt mũi đã nhợt nhạt sinh khí trong phòng lạnh những nhà quàn với những vòng hoa cườm!
Với một nhà văn, lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên ù lì. Trong tiểu thuyết lịch sử , quá khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn như chủ thể. Đó là thứ quá khứ tái chiếm hữu và tái tạo từ vị thế hiện tại của chủ thể i i i, với ý thức về giới hạn của sự truy lùng chân lý « khách quan », một từ lẽ ra không bao giờ nên có ngoài cái chúng ta quen miệng gọi là khoa học tự nhiên ! Để tái chiếm hữu lịch sử, nhà văn phải nhìn ngược thời gian với một quan điểm triết lý ( duy vật, duy tâm, biện chứng này nọ…), từ đó suy xét phân giải những sự cố, và thậm chí phán xử, cách này hay cách khác, những con người có tên tuổi trong chính sử. Minh oan, buộc tội… tuỳ nặng nhẹ, nhà văn bắt họ đội mồ đứng dậy. Nguyễn Huy Thiệp và Trần Vũ trong những TNLS nặng về phán xử iv. Nguyễn Mộng giác thiên về phân giải một thời tao loạn. Hoàng Khởi Phong thì đánh thức Đề Thám từ một khúc hùng ca vang vọng núi đồi Yên Thế.
Tiếp cận quá khứ từ vị thế hiện tại dĩ nhiên đèo bồng vào lịch sử được tái tạo qua tiểu thuyết những vấn nạn hiện tại. Ở điểm này, đèo bồng đó đến khi thì từ ý thức, khi vô thức, nhưng ít hay nhiều đều nhằm truy nguyên nguồn căn của những vấn nạn, vì lẽ hiện tại nào cũng là tổng hợp những thành tựu và những thất bại trong quá khứ. Dưới mặt nổi của đời sống hôm nay có bao nhiêu dấu vết những người trăm năm cũ- tựa sách Hoàng Khởi Phong – tưởng như là không còn. Những dấu vết đó hiển nhiên là Sinh lý qua truyền giống, Tâm lý qua văn hóa. Rồi Trí tuệ. Và cả Tâm linh. Nói gộp, đối tượng của tiểu thuyết lịch sử chủ yếu là văn hóa, không phải là sự cố và những con người có tên trong lịch sử. Xin được trích Lời Ngỏ trong tiểu thuyết Gió Lửa: