Mã tài liệu: 86490
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file: 85 Kb
Chuyên mục: Văn học
Thể loại kịch xuất hiện ở Việt Nam khá muộn, vào những năm 20 của thế kỉ XX qua giao lưu văn hoá Đông – Tây. Trong suốt một thời kì dài, cùng với các bộ môn văn học nghệ thuật khác, kịch góp phần tái hiện lại cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Tìm hiểu về kịch, ta có dịp thấy được những ưu thế đặc biệt của thể loại này trong văn học nghệ thuật. Đằng sau dung lượng câu chữ hạn hẹp là một nội dung thâm trầm sâu sắc, thấm đẫm chất thơ, từ ngôn ngữ đến đề tài, từ không gian nghệ thuật đến hình tượng nghệ thuật.
2. Xuân Trình là cây bút tiêu biểu của nền văn học kịch Việt Nam hiện đại. Từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những tác phẩm cuối cùng, Xuân Trình đã tái hiện lại một cách sinh động và rõ nét đời sống của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, trong thời kì đổi mới. Xuân Trình sống gắn bó với nhân dân, nhất là người nông dân nên thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ. Sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc ấy giúp cho Xuân Trình có được những vở kịch mang tính vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm, những hình tượng nhân vật gần gũi với chúng ta. Tác phẩm của Xuân Trình được đông đảo công chúng đón chờ ngay từ khi còn là kịch bản, khi chưa được đưa lên sàn diễn. Nghiên cứu kịch Xuân Trình, thêm một lần nữa khẳng định vị trí của Xuân Trình trong nền văn học nghệ thuật đương đại.
3. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tác phẩm kịch ở trường phổ thông với những điều bất cập: vì thể loại chưa được nhận thức rõ, số lượng tác phẩm không nhiều, lí thuyết về thể loại chưa được trang bị đến mức cần thiết, người dạy gặp phải nhiều trở ngại khi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tác phẩm, vì thế tác phẩm kịch còn khá xa lạ với học sinh. Qua việc nghiên cứu về một tác giả với những tác phẩm cụ thể, có nội dung gần gũi với cuộc sống hiện tại, tác giả luận văn bước đầu muốn áp dụng một số kiến thức về thể loại để giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm kịch trong quá trình giảng dạy.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tính vấn đề trong kịch xuân Trình
Chương 2: Xung đột kịch Xuân Trình
Chương 3: Cá tính sáng tạo và phong cách kịch Xuân Trình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 127
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1104
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16