Mã tài liệu: 129469
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
1.1. Từ sau năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng và chuyển sang một thời kì mới trong xu thế xây dựng và hội nhập. Bên cạnh sự thay đổi về lịch sử, nền văn học dân tộc cũng có sự đổi mới theo xu thế chung của thời đại. Nền văn học Việt Nam “thực sự khởi sắc”, đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Có thể nói, chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ nhà văn được thành thật như bây giờ.
Để bắt kịp bước chuyển mình của thời đại và đáp ứng thị hiếu của bạn đọc, nhà văn phải tạo ra những cách tân, những đổi mới trên nhiều phương diện. Chu Lai là một trong những nhà văn không nằm ngoài quy luật đổi mới chung ấy.
1.2. Có thể coi, sáng tác của Chu Lai là một “tập khảo luận” về những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam trong và sau chiến tranh. Trong quá trình sáng tác của mình, Chu Lai đã thử nghiệm qua nhiều thể loại như truyện ngắn, ký sự, kịch bản sân khấu và kịch bản phim. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học và theo sự đánh giá của chính nhà văn thì tiểu thuyết mới chính là sở trường của Chu Lai và tên tuổi của ông cũng được khẳng định ở thể loại này.
Chu Lai là một trong những nhà tiểu thuyết sử thi có thành tựu nhất định của văn học Việt Nam hiện đại. Với những đam mê, tâm huyết, sự nhạy cảm, vốn sống trải nghiệm ở chiến trường và một nội lực sáng tạo mạnh mẽ, nhà văn luôn gắng tìm tòi, thử nghiệm để không ngừng cách tân thể loại tiểu thuyết trong những giới hạn có thể ở thời đại mình, lui tới biến hóa một cách thông minh mà vẫn luôn phù hợp với yêu cầu của lịch sử và được độc giả chấp nhận. Đó là một yếu tố tiên quyết bảo đảm sự nghiệp sáng tác của ông được liên tục. Cũng nhờ vậy mà Chu Lai đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung, tiểu thuyết sử thi nói riêng. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2006.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Cảm hứng sáng tạo và loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai
Chương 2. Kết cấu và các phương thức trần thuật
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1831
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 556
👁 Lượt xem: 1050
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 945
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 2013
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 724
⬇ Lượt tải: 16