Mã tài liệu: 302475
Số trang: 21
Định dạng: rar
Dung lượng file: 127 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với một nước nông nghiệp, vấn đề ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Từ thời xa xưa, khi con người phát minh ra nghề nông trồng lúa, họ cũng tìm được nguồn lương thực chính nuôi sống họ và làm cơ sở cho sự phát triển xã hội. Nói đến nghề nông trồng lúa, tức là nói đến ruộng đất. Vì vậy, quản lý và không ngừng mở rộng ruộng đất là những vấn đề sống còn của con người. Nhưng quản lý như thế nào, mở rộng như thế nào, tùy thuộc những quan hệ xã hội đương thời chi phối.
Nước Việt Nam vốn có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa. Vùng đồng bằng châu thổ các con sông lớn có diện tích rộng (đồng bằng Bắc Bộ rộng 15.000km2, đồng bằng Nam Bộ rộng 22.000km2…), đất đai mầu mỡ, khí hậu phù hợp… thực sự là những tặng phẩm quý giá của thiên nhiên, làm nền cho sự hình thành của đất nước Việt Nam ngày nay. Khai thác và bảo vệ tài sản quý giá đó, từ xa xưa đã trở thành vấn đề sống còn của người Việt Nam chúng ta.
Nói đến “khai thác” tức là nói đến sự thuần hóa đất dai, biến nó thành ruộng đồng, vườn tược. Còn nói đến “bảo vệ” tức là nói đến vấn đề “làm chủ”. Ai làm chủ tài sản quý giá đó và làm như thế nào? Đây là một vấn đề lớn không chỉ liên quan đến quốc gia, đến dân tộc, mà còn liên quan đến giai cấp, đến chế độ xã hội; không phải đặt ra một lần cho mãi mãi về sau mà được thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Lịch sử Việt Nam đã chứng tỏ rằng để đi đến luận điểm “người cày có ruộng” trong chính cương của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải có một nhận thức sâu sắc và chính xác về diễn biến của chế độ ruộng đất ở nước ta qua mấy ngàn năm.
Hiểu được chế độ ruộng đất ở nước ta trong lịch sử tức là hiểu được cách quản lý, phân tích, sử dụng và bảo vệ ruộng đất của tổ tiên, điều thực sự đối với những người làm nghiệp vụ hành chính, vì dù đó là ló, chúng ta vẫn có thể rút ra được những bài học bố ích cho ngày hôm nay.
Nói đến chế độ ruộng đất tức là nói đến các hình thức sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất khác nhau về những biểu hiện cụ thể của nó ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, vị trí và vai trò của nó. Tìm hiểu chế độ ruộng đất trong lịch sử nước ta cần nắm được nội hàm của các khái niệm nói trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT Ở CÁC THẾ KỶ X-XIV 3
1. Thời Văn Lang - Âu lạc 3
2. Thời Bắc thuộc 4
3. Chế độ ruộng đất thời Lý - Trần (thế kỷ XI, XIV) 5
II. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT Ở THẾ KỶ XV-XVIII 8
1. Sự biến chuyển của tình hình xã hội 8
2. Chế độ ruộng đất ở thế kỷ XV 8
3. Tình hình ruộng đất ở các thế kỷ XVI - XVIII 11
III. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT Ở THẾ KỶ XIX DƯỚI THỜI NGUYỄN 13
1. Chế độ công hữu về ruộng đất 14
2. Ruộng đất tư hữu 14
3. Chế độ sở hữu lớn, tư nhân về ruộng đất 16
4. Ruộng đất công làng xã 17
KẾT LUẬN 19
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1023
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 2547
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16