Mã tài liệu: 129832
Số trang: 17
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong số các quốc gia ở Đông Bắc á, Nhật Bản là quốc đảo duy nhất, lại nằm biệt lập ngoài khơi Thái Bình Dương nên tính chất đảo đ• tạo nên một hoàn cảnh địa lý đặc biệt của Nhật Bản. Điều kiện địa lý như vậy, một mặt, làm cho quá trình giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt khác, nó lại là một thuận lợi không nhỏ cho Nhật Bản trong việc giữ vững nền độc lập của dân tộc mình và phát triển nền văn hoá của riêng dân tộc mình.
Nằm ở phía đông của lục địa châu á, trong tiến lịch phát triển của lịch sử dân tộc mình, Nhật Bản vừa dự nhập vào những bước tiến chung của lịch sử, văn hoá khu vực Đông Bắc á, vừa tạo dựng cho mình một bản sắc văn hoá riêng với những dấu ấn bản địa sâu đậm.
Trong lịch sử phát triển của khu vực Đông Bắc á, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Là một quốc đảo nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, và không tự sản xuất được những mặt hàng thiết yếu, do vậy, Nhật Bản đ• duy trì một mối liên hệ thường xuyên với các quốc gia trong khu vực Đông Bắc á, đặc biệt là với Trung Quốc. người Nhật đ• không ngừng học hỏi, mở cửa tiếp nhận văn minh Trung Hoa và mau chóng biến những thành tựu đó thành một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Sau một thời gian chập chững trong quá trình lập quốc, Nhật Bản đ• sớm khẳng định được vị thế của dân tộc mình.
Trước khi tiếp xúc với văn hoá phương Tây, Nhật Bản chìm đắm trong cuộc nội chiến triền miên kéo dài hơn một thế kỷ. Cuộc nội chiến bắt nguồn từ những những mâu thuẫn về quyền lực phong kiến giữa một bên là chính quyền Thiên Hoàng và một bên là chính quyền Mạc Phủ (bakufu) được thiết lập từ 1192. Tuy nhiên, trong thời kỳ đâu kể từ khi Mạc Phủ được thiết lập, cuộc đấu tranh giành quyền lực còn diễn ra âm ỉ và chưa diễn ra những xung đột lớn.
đến thời Mạc Phủ Muromachi (1338-1573), sự cai trị của triều đại này tuy kéo dài, nhưng quyền lực của nó không còn tập trung và mạnh như trước nữa. Trong khi đó, sự lớn mạnh và phát triển theo xu hướng phân lập, cát cứ của các Daimyo đ• thúc đẩy những mâu thuẫn về quyền lực phong kiến vốn có tới tình trạng hết sức gay gắt và làm bùng phát cuộc chiến tranh kéo dài và đặc biệt thảm khốc trong hai thời kỳ: Chiến tranh Nam – Bắc triều (1336-1392) và Chiến tranh Onin (1467-1477).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 4349
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 204
⬇ Lượt tải: 6