Mã tài liệu: 292125
Số trang: 54
Định dạng: zip
Dung lượng file: 314 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC
1.1.1 ĐỘ AXÍT
Độ axít của nước là đại lượng thể hiện khả năng trung hoà với bazơ mạnh: tức là tiềm năng ion H+ của nước. Axít của nước có nguồn gốc khác nhau: sự có mặt của axít mạnh do quá trình thuỷ phân, oxy hoá khoáng vật, chất hữu cơ, hoạt động vi sinh, lắng đọng từ khí quyển, nước thải từ các quá trình hoạt động công nghiệp, sự hoà tan của khí CO2. Khí CO2 là nguồn chính đóng góp vào độ axít của nước.
1.1.2 ĐỘ KIỀM
Độ kiềm của nước là đại lượng thể hiện khả năng trung hoà với axít mạnh gây ra bởi sự có mặt của các anion của axít yếu (HCO3-, CO22-, photphat…) nhóm hydroxyl và các axít yếu như humic, fulvic. Thành phần chủ yếu gây nên độ kiềm của nước là ion bicarbonat. Như đã trình bày tại phần II thế cân bằng của axít carbonic – bicarbonat – carbonat phụ thuộc vào pH. Trong vùng pH cao cân bằng lệch về phía carbonat, ở vùng pH thấp dạng tồn tại chủ yếu là axít carbonic. Trong vùng pH thông thường dạng tồn tại chủ yếu là bicarbonat. Khi chuẩn độ kiềm của nước với axít mạnh xuất hiện hai điểm uốn rõ rệt tại pH = 4,3 và 8,3 ứng với quá trình trung hoà hoàn toàn của phản ứng:
H2CO3 H+ + HCO3- (pH = 4,3)
HCO3- CO3- + H+ (pH = 8,3)
Do bước phân ly thứ nhất pK1 của axít carbonic là 6,3 và bước phân ly thứ li thứ hai là pK2 = 10,3. Tại pH =6,3 nồng độ của axít carbonic và của bicarbonic là bằng nhau. Tại pH = 4,3 hầu hết bicarbonat đều trở thành axít carbonic. Người ta phân biệt hai loại kiềm, p (phenolphthalein) và kiềm tổng (T=total). Khi chuẩn độ người ta dùng hai chất chỉ thị màu là phenolphthalein (đổi màu tại pH = 8,3) và metyl da cam (đổi màu ở pH 4,5). Lượng axít tiêu hao khi chuyển pH của nước về đến 8,3 tương ứng với độ kiềm gây ra bởi OH- và CO32-, (kiềm p), lượng axít tiêu hao khi chuyển pH của nước về đến 8,3 tương ứng với độ kiềm gây ra bởi OH- và CO32-, (kiềm p), lượng axít tiêu hao khi chuyển pH của nước về đến 4,5 gọi là kiềm tổng tương ứng với độ kiềm gây ra bởi OH-, CO32- và HCO3-. Hiệu số giữa kiềm tổng và độ kiềm p là độ kiềm do bicarbonat gây ra. Một mẫu nước chỉ có kiềm p khi pH > 8,3.
Độ kiềm của nước là một đại lượng rất quan trọng thể hiện khả năng đệm của nước. Nước có độ kiềm thấp chịu sự biến động lớn về pH khi gặp các axít.
Trị số của độ kiềm tuỳ từng nước có những quy định khác nhau, thường là đơn vị mg/l hay đương lượng gam/l hoặc mol/l. Trị số cũng có thể tính theo một hợp chất nào đó, ví dụ người Đức hay tính theo CaO, người Mỹ hay tính theo CaCO3.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16