Mã tài liệu: 287922
Số trang: 60
Định dạng: zip
Dung lượng file: 272 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Đồng Nai là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực và của cả nước. Đây là vùng kinh tế trọng điểm nằm trên trục Thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hoà - Vũng Tàu, là nơi có các điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và hiện là một khu công nghiệp tập trung nhiều Nhà máy. Từ năm 1986 Đảng bộ Đồng Nai đã đề ra Nghị quyết đúng đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng Nai từ Nông - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế Công - nông nghiệp - dịch vụ đến Đại hội Đảng bộ lần thứ VI 1996-2000, Đồng Nai tích cực đẩy mạnh CNH-HĐH với cơ cấu kinh tế Công nghiêp - dịch vụ - nông nghiệp. Vì vậy, việc phát huy thế mạnh hiện có và khai thác tốt tiềm năng mọi mặt để phát triển công nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình mở rộng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Đồng Nai có vị trí địa kinh tế hết sức quan trọng, nằm ngay cạnh Thành phố Hồ Chí Minh-một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trên đầu nút giao thông quan trọng của khu vực với bên ngoài. Đồng Nai được xem là một khu vực: “ Bản lề chiến lược ”, tiếp giáp giữa Trung du và Đồng bằng, Nam cao nguyên và Duyên hải, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hoà-Bà Rịa-Vũng Tàu, giữ vai trò trọng yếu trong một vùng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Trong quá trình thực tập ở Vụ Địa Phương và Lãnh thổ - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, được nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước, tôi chọn đề tài: “Một số ý kiến hoàn thiện cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai “.
Với quy mô và thời gian 3 tháng nghiên cứu, tìm hiểu, chuyên đề chỉ đề cập một số vấn đề về:
- Lý luận chung về cơ cấu ngành công nghiệp
- Cơ cấu ngành công nghiệp Tỉnh Đồng Nai
Từ đó kết hợp với các căn cứ koa học, thông qua phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo hoàn thiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 - 2010.
Nhằm giải quyết các vấn đề trên, chuyên đề được chia ra làm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
Phần II: Thực trạng cơ cấu công nghiệp trên lãnh thổ tỉnh Đồng Nai.
Phần III: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai thời ký 2000 - 2010.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn-Chủ nhiệm Khoa QTKD Công nghiệp & XDCB, TS Vũ Tiến Lương-Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Địa Phương và Lãnh Thổ cùng toàn thể các bác, các chú, các anh, chị ở Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16