Mã tài liệu: 297961
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 94 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể ở nhiều mặt. Song nếu đi sâu vào tìm hiểu, theo nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước Việt Nam vẫn chưa đạt được những lợi thế nhất định. Việt Nam được công nhận có rừng vàng biển bạc, có lợi thế về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, giày dép. Từ cuối thế kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay xuất khẩu thuỷ sản được coi là trong những ngành mũi nhọn mà Đảng, Nhà nước ta đã vạch ra cùng với xuất khẩu dệt may, giầy dép kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên. Các thị trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang chủ yếu là Mỹ, Nhật, EU, Nga,... Từ năm 2004 đến nay thị trường Nhật được coi là một trong những thị trường chiếm tỷ lệ nhập khẩu của thuỷ sản Việt Nam lớn (từ 21-25%). Đây cũng là thị trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất sang được giá khá cao (từ 250-300USD/tấn), cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Riêng mặt hàng tôm hàng năm đạt trên 500 triệu USD.
Nhật cũng là một thị trường khá khó tính về ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như những yêu cầu trong giám sát từ nuôi trồng, chế biến tới bảo quản xuất khẩu.Hai năm gần đây Chính phủ Nhật liên tục thực hiện chính sách quản lý nghiêm, giám sát chặt trong việc kiểm tra chất lượng, độ dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu vào. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang Nhật đạt hơn 1 tỷ USD. Trước việc thực hiện siết chặt quản lý, tăng cường giám sát chất lượng hàng thuỷ sản của Nhật Bản đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật. Đồng thời đề tài cũng xin đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trước những chính sách thương mại mà Nhật đã, đang áp dụng trong thời gian qua.
"Thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật".
Nội dung của đề tài gồm 3 chương.
Chương I: Mô tả tình huống.
Chương II: Phân tích tình huống
Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống.
Bài viết có sử dụng nhiều tài liệu, các tập tin trên một số tờ báo kinh tế, một số thông tin của Bộ Thuỷ sản, Cục Hải quan và một số nguồn thông tin khác. Việc đi sâu vào tìm hiểu tuy đã có cố gắng xong cũng gặp một số hạn chế nhất định, mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và bạn đọc.
KẾT LUẬN
Tóm lại việc đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách thương mại mà Nhật áp dụng đối với thuỷ sản Việt Nam thời gian qua đã cho chúng ta nhìn nhận lại một cách chính xác hơn về vấn đề đảm bảo ATTP cho hàng thuỷ sản xuất khẩu. Thuỷ sản Việt Nam đã có những thành công, xong thành công đó đang có nguy cơ bị “che lấp” bởi các vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP.chính vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần có những biện pháp cấp bách và hiệu quả để sua tan đi những đám mây đang che phủ đó. Cần lấy lại uy tín trên thị trường mà bấy lâu nay chúng ta gọi là truyền thống. Muốn vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cùng toàn thể ngư dân nuôi trồng đánh bắt. Mong muốn của đề tài là góp một phần nhỏ bé trong quá trình lấy lại hình ảnh đẹp cho thuỷ sản Việt Nam trước người tiêu dùng Nhật, chính chủ Nhật và các doanh nghiệp Nhật.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…..1
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG…\...3
1.1. Đánh giá chung…………….3
1.2. Động cơ của việc Nhật tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chật lượng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam……………………………………… 4
1.3. Tác động của chính sách này…...5
1.3.1. Tác động đối với Nhật….5
1.3.2. Tác động đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam…….6
1.4. Phản ứng của các tổ chức, quốc gia và phía Việt Nam…7
1.4.1. Phản ứng của các tổ chức, quốc gia…...7
1.4.2. Phản ứng từ phía Việt Nam…..8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG…10
2.1. Đánh giá về thị trường Nhật, tình hình xuất khẩu thuỷ sản VN………10
2.2. Nguyên nhân của việc Nhật tăng cường kiểm soát. quản lý chất lượng thuỷ sản Việt Nam…13
CHƯƠNG III: BÀI HỌC RÚT RA, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP………..17
3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra…17
3.2. Đề xuất các giải pháp.…18
3.2.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước….18
3.2.2. Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở chế biến, người nuôi và đánh bắt..18
KẾT LUẬN…20
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP : An toàn thực phẩm
EU : Liên minh Châu Âu
VASEP : Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
CAP : Chloramphenil
FQL : Fluroquinolones
SFM : Sulfornomides
VPSS : Cục kiểm dịch động thực vật Liên Bang Nga
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16