Mã tài liệu: 276961
Số trang: 100
Định dạng: zip
Dung lượng file: 584 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời Nói Đầu
1. Tính tất yếu khách quan của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, khi mà sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, nó đã và đang tạo ra những thuận lợi khó khăn vô cùng lớn cho các quốc gia trên thế giới. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất diễn ra trên toàn thế giới, một sản phẩm không phải do một quốc gia sản xuất ra mà có thể do 2 hay nhiều quốc gia sản xuất ra. Đồng thời, trên thế giới còn xuất hiện nhiều vấn đề mà vượt quá khả năng của một quốc gia. Tất cả các điều kiện đó là xu hướng tất yếu dẫn tới sự liên kết của các quốc gia với nhau.
Trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng lớn trong quá trình hội nhập của mình. Năm 2006 với việc tổ chức thành công hội nghị APEC thứ 14 và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới. Hiệu ứng từ việc gia nhập WTO đã thúc đẩy nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam tương đối mạnh trong thời gian qua. Đây là điều thuận lợi cho Việt Nam.
Năm 1987 với sự kiện Luật đầu tư trục tiếp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành đánh đấu quá trình mở cửa nền kinh tế đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải lựa chọn nguồn vốn đầu tư cho mình nếu không muốn trở thành bãi rác thải công nghiệp của thế giới. Do đó, Việt Nam đã xác định ưu tiên cho những nguồn vốn của nước có công nghệ nguồn như EU, Mỹ, Nhật.
Quan hệ Việt Nam – EU được bắt đầu từ năm 1987, đây là mối quan hệ đã được Đảng và nhà nước ta xác định ngay từ đầu là rất quan trọng.
Xuất phát từ sự bất hợp lý về nguồn vốn FDI từ EU vào Việt Nam, không tương xứng với tiềm năng của 2 phía (trong so sánh hoạt động ĐT của Eu vào các nước Đông Bắc Á và các nước ASEAN khác) và chủ trương tăng cường tìm kiếm công nghệ nguồn của Chính phủ từ EU. Tôi chọn đề tài: “Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam” để nghiên cứu nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng trên và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường lượng vốn FDI từ EU, phục vụ việc tiếp cận công nghệ sản xuất, phương pháp quản lý hiện đại, hiệu quả tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đạI hoá nền kinh tế, giúp chúng ta có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, giảm dần khoảng cách quá xa về phát triển kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng ĐTTTNN từ EU vào Việt Nam qua các giai đoạn từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn này vào trong nước trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước đã đề ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng FDI của EU vào Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng của hoạt động FDI của EU trên góc độ thời gian, không gian, tác động của nó tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ 1987 – 2006.
- Triển vọng đầu tư của EU vào Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO.
-Một số nhân tố tác động đến FDI của Eu tại Việt Nam và một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dược nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm, …
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài cho ta những lý luận chung về thu hút FDI
- Quá trình hình thành và phát triển của EU.
- Đề tài đã cho ta thấy được thực trạng FDI của EU vào Việt Nam từ 1988 đến nay. Đặc biệt có sự phân giai đoạn tước và sau khi EU mở rộng từ EU – 15 đến EU – 27. Từ đó, cho thấy rõ tác động của việc các nước Trung và Đông Âu gia nhập đến FDI của EU vào Việt Nam như thế nào.
- Đồng thờI cho thấy tác động của việc Việt Nam là thành viên của WTO đến nguồn vốn FDI của EU vào VIệt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ EU vào Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem