Mã tài liệu: 297403
Số trang: 99
Định dạng: zip
Dung lượng file: 310 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
lời nói đầu
Thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Đảng và Nhà nuớc ta đã từng bước đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế cho thích ứng và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản , phương thức đấu thầu đã được áp dụng để dần dần thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế.
Hiện nay, cùng với chủ trương luật hoá hoạt động đấu thầu thì phương thức đấu thầu đã trở thành một phương thức cạnh tranh đặc thù của các doanh nghiệp xây dựng. Bên cạnh đó, do đặc trưng của ngành, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng lại được bắt đầu bằng hoạt động tiêu thụ thông qua việc kí kết hợp đồng xây dựng. Chính vì vậy, tất cả sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng giờ đang đều phụ thuộc vào khả năng thắng thầu và hợp đồng bao thầu xây lắp các công trình.
Tuy nhiên, ở nước ta, hoạt động đấu thầu nhìn chung mới chỉ tiến hành ở một vài năm trở lại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh để tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới .Vì thế, công tác đấu thầu tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả không cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất chung của đơn vị .
Qua thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng, tôi nhận thấy vấn đề tìm giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác dự thầu xây dựng là một vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó đặt ra yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác dự thầu xây dựng. Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu đó, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng ở Công ty Xây dựng vàTrang trí nội thất Bạch Đằng "để hoàn thành luận văn. Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm ba chương chính như sau :
Chương 1:Cơ sở lí luận của công tác đấu thầu và khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng
Chương 2:Thực trạng công tác dự thầu tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng
Vì trình độ hiểu biết và thời gian có hạn ,luận văn tốt nghiệp khó có thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô cũng như của các cán bộ Công ty Xây dựng vàTrang trí nội thất Bạch Đằng để đề tài được hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Độ , người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bài viết này .Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh CN và XDCB đã cung cấp cho tôi những kiến thức quí báu, giúp tôi đi sâu tìm hiểu đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đỗ Hồng Khanh- Giám đốc Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng. Xin cảm ơn các cô, chú, anh chị cán bộ công nhân viên Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập .
Kết luận
Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng là một hoạt động vẫn còn mới ở nước ta, việc áp dụng phương thức này trên cả phương tiện quản lý Nhà nước cũng như ở dưới góc độ các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đạt hiệu quả như mong muốn.Tuy nhiên, do việc tham dự đấu thầu xây lắp có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất - Kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, quyết định sự tồn tại của các đơn vị này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của hoạt động dự thầu của mình đối với các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trên cơ sở nhừng vấn đề lý luận về đấu thầu, sau quá trình xem xét công tác dự thầu tại công ty xây dựng và trang trí nội thất Bạch đằng, bài viết đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác dự thầu tại công ty với mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét và ghi nhận ở công ty vì đó chính là kết quả hoạt động thực tiễn đầu tiên sau những năm học tập trên ghế nhà trường. Đồng thời cũng hi vọng với những lỗ lực và khả năng của mình, công ty sẽ không ngừng khẳng định vai trò chỉ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước, đóng góp vào công cuộc đổi mới - công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta./.
mục lục
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1. Cơ sở lí luận của công tác đấu thầu và khả năng cạnh
tranh trong dự thầu xây dựng 2
I. Khái luận chung về đấu thầu trong xây dựng cơ bản 2
1.Thực chất của chế độ đấu thầu 2
2.Hình thức và nguyên tắc đấu thầu 2
2.1 Các điều kiện của hoạt động đấu thầu. 2
2.2 Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản 2
2.3 Nguyên tắc đấu thầu xây dựng. 2
3. Sự cần thiết phải thực hiện đấu thầu xây dựng cơ bản 2
3.1 Đối với chủ đầu tư 2
3.2 Đối với các Nhà thầu 2
3.3 Đối với Nhà nước 2
II.Tổ chức công tác dự thầu trong các doanh nghiệp xây dựng 2
1. Điều kiện mời thầu và dự thầu 2
1.1 Những điều kiện với bên mời thầu 2
1.2 Những điều kiện đối với các nhà thầu 2
2. Qui trình tổ chức đáu thầu và dự thầu xây lắp của các
doanh nghiệp xây dựng 2
2.1. Giai đoạn sơ tuyển 10
2.1.1 Mời các nhà thầu dự sơ tuyển. 2
2.1.2 Phát và nộp các tài liệu dự sơ tuyển 2
2.1.3 Phân tích các hồ sơ, lựa chọn và thông báo danh sách
các ứng thầu 2
2.2. Giai đoạn nhận đơn thầu 2
2.2.1 Lập tài liệu mời thầu . 2
2.2.2 Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu 2
2.2.3 Lập hồ sơ dự thầu . 2
2.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá thầu 2
2.3.1 Mở thầu 2
2.3.2 Đánh giá và xếp hạng nhà thầu 2
2.3.3 Xét duyệt kết quả đấu thầu 2
2.3.4 Thông báo kết quả trúng thầu và kí kết hợp đồng 2
3. Sơ đồ quá trình dự thầu. 2
3.1 Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu 2
3.2. Tham gia sơ tuyển 14
3.3 Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu 2
3.4 Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu 2
3.5. Ký kết hợp đồng thi công (nếu trúng thầu ). 2
II. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình
dự thầu xây dựng 2
1.Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 2
1.1 Cạnh tranh 2
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 18
1.1.2 Các hình thức cạnh tranh . 2
1.2 Khả năng cạnh tranh 2
2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
xây dựng trong quá trình dự thầy xây dựng 2
2.1.Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị
trúng thầu hàng năm 2
2.2 Chỉ tiêu xác suất trúng thầu 2
2.3 Chỉ thiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp xây dựng trên thị
trường xây dựng. 24
3.Vai trò của việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác
dự thầu xây dựng . 2
3.1 Tăng khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp . 2
3.1.1 Năng lực về thiết bị xe máy thi công . 2
3.1.2 Năng lực về tình hình tài chính 2
2.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân
trong Công ty . 2
3.1.4 Nâng cao kinh nghiệm xây lắp . 2
3.2 Giải quyết tốt qúa trình tổ chức thực hiện công tác dự thầu. 2
3.2.1 Nâng cao tiến độ thi công công trình. 2
3.2.2 Giải pháp thiết kế thi công công trình. 2
3.3 Giá dự thầu hợp lý . 2
Chương 2. Thực trạng công tác dự thầu tại
Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của
Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng. 2
1. Quá trình hình thành 2
2. Quá trình phát triển 2
II. Phân tích thực trạng công tác dự thầu của
Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng. 2
1. Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của Công ty. 2
2. Quá trình thực hiện công tác dự thầu của Công ty. 2
2.1 Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu. 2
2.2 Tiếp xúc ban đầu với chủ đầu tư và tham gia sơ tuyển 37
2.3 Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu. 2
2.4- Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. 2
2.5 Ký kết hợp đồng thi công và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. 2
3. Phân tích một số yếu tố tác động tới hoạt động dự thầu của Công ty . 2
3.1 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và thị trường hoạt động. 2
3.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất. 2
3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý: 2
3.2.2 - Cơ cấu tổ chức sản xuất. 2
3.3- Đặc điểm về lao động tiền lương. 2
3.4 Năng lực về thiết bị xe máy thi công . 2
3.5 Năng lực về tài chính 2
4. Khả năng cạnh tranh trong dự thầu của công ty 2
4.1. Chỉ tiêu về số lượng công trình trúng thầu
và giá trị trúng thầu hàng năm 2
4.2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu. 2
4.3. Chỉ tiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường xây dựng. 2
III. Đánh giá tình hình cạnh tranh trong công tác dự thầu của
Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng 2
1. Những ưu điểm trong cạnh tranh trong công tác dự thầu
của Công ty. 2
2. Những tồn tại trong khả năng cạnh tranh trong công tác
dự thầu xây dựng của Công ty. 2
3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại. 2
3.1 Những nguyên nhân chủ quan. 2
3.2 Những nguyên nhân khách quan. 2
Chương III. Một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong
dự thầu ở Công ty Xây dựng và Trang trí nột thất
Bạch Đằng 65
I. Biện pháp tổ chức 65
1. Thành lập phòng dự án 65
2. Điều tra nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược tranh
thầu phù hợp 68
3. Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật và thực hiện đầu tư
có trọng điểm 70
4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia công tác dự thầu 73
5. Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề 74
6. Xác định một cơ chế trả lương hợp lý 75
II. Tính giá dự thầu dựa trên thông tin về đối thủ cạnh tranh 76
* Kiến nghị đối với nhà nước 79
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “Kinh tế và kinh doanh xây dựng” - TS. Lê Công Hoa (Chủ Biên) - Đại học KTQD.
2. Giáo trình “Kinh tế quản trị kinh doanh xây dựng” - GS.TS Nguyễn Văn Chọn - NXB Khoa học kỹ thuật - 1996.
3. Quy chế đấu thầu (Ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ).
4. Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản (Ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ).
5. Quy chế đấu thầu (Ban hành kèm theo Nghị định 88/CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ).
6. Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (Ban hành kèm theo Nghị định 52/CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ).
7. Định mức dự toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 1242/1998 QĐ - BXD - 25/11/1998 của Bộ xây dựng)
8. Định mức kỹ thuật và công tác dự toán xây dựng - Nguyễn Tài Cảnh, Đặng Nghiêm Chính - NXB Giao thông vận tải - 1998.
9. Thời báo kinh tế.
10. Tạp chí xây dựng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 16