Tìm tài liệu

Sang tac cua Tagore

Sáng tác của Tagore

Upload bởi: thinhvinh0209

Mã tài liệu: 293845

Số trang: 44

Định dạng: zip

Dung lượng file: 166 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

II. Lịch sử vấn đề

III. Mục đích và ý nghĩa đề tài

IV. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: R.TAGORE VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN”

I. Rabindranath Tagore

1. Vài nét về tác giả R.Tagore

2. Quan niệm về tiểu thuyết của Tagore

II. Tiểu thuyết: “Đắm thuyền”.

CHƯƠNG II: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R.TAGORE

I. Người phụ nữ Ấn Độ với quan niệm về tình yêu và hôn nhân

II. Sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại qua hình tượng

hai nhân vật nữ chính: Kamala và Hemnalini

III. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

KẾT LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Từ xa xưa Ấn Độ đã được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Không chỉ giàu đẹp bởi nguồn của cải từ thiên nhiên mà Ấn Độ còn có một kho tàng văn hoá rất có giá trị - từ đây Ấn Độ đã góp phần cho sự phong phú và đa dạng của nền văn học Ấn Độ nói riêng và văn học phương Đông nói chung. Bên cạnh những công trình nghệ thuật tuyệt vời cùng giá trị tinh thần cao quý đó là sự góp mặt của các thiên tài như Mahatma Găng đi, G.Nêru, R.Tagore... Chính vì lí do đó mà để hiểu biết sâu hơn về đất nước và con người Ấn Độ ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ nền văn học của nước này - qua đó ta sẽ hiểu sâu hơn về giá trị tinh thần của văn minh phương Đông, phong phú đa dạng nhưng cũng đậm đà bản sắc riêng.

Đặc biệt ở đây ta đi tìm hiểu thêm về người phụ nữ Ấn Độ từ trước đến nay luôn bị kìm toả bởi lề thói hà khắc. Đứng trước sự tiếp nhận của nền văn hoá mới cũng như dưới con mắt nhìn tiến bộ của R. Tagore - một nhà thơ, nhà văn... Ấn Độ ta sẽ thấy hình tượng người phụ nữ Ấn Độ hoàn toàn mới trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Cuộc đời sáng tác của Tagore gắn liền với vận mệnh Bengal và Ấn Độ, với lý tưởng giải phóng con người và tổ quốc ông. Trên văn đàn văn học Ấn Độ, Tagore đá sớm toả sáng và là một trong những người có công đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền văn học Ấn Độ. Đến năm 1913, Tagore đã làm cả thế giới biết đến khi mà tập “Lời dâng” (Gitanjali) do ông sáng tác và dịch từ tiếng Bengal ra tiếng Anh được giải thưởng Nobel - ông cũng là người châu Á đầu tiên được vinh dự này. Gần một thế kỷ đã qua giới nghiên cứu đã tốn biết bao giấy mực đi sâu tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của con người đa tài này mà vẫn chưa tìm hiểu hết. Riêng ở Việt Nam từ trước đến nay giới nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về ông với cương vị là một nhà thơ lớn ngay cả trên một số báo, tạp chí, luận văn cũng chỉ tìm hiểu những sáng tác thơ của ông. Còn những bài bàn bề các thể loại khác của Tagore nhất là tiểu thuyết còn rất ít ỏi.

Cao Huy Đỉnh với bài tiểu luận viết về “Rabin đrarnath Tagore” đã đề cập ít nhiều đến lĩnh vực tiểu thuyết của Tagore, ông cho chúng ta thấy thế mạnh của tiểu thuyết Tagore là chú ý tới các cụ thể và hiện thực nhiều hơn truyện ngắn và thơ.

Lưu Đức Trung cũng viết một số công trình khoa học của mình về các vấn để sau: “Tagore người kế thừa truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong nền văn học dân tộc Ấn Độ”, và “Tagore với người phụ nữ Ấn Độ” và “vài nét về truyện ngắn của Tagore” Ông nhận xét:

“Ngòi bút nghệ thuật của Tagore luôn hướng về mục đích vạch trần, phê phán bản chất xã hội, thức tỉnh quần chúng nhân dân, tìm cách giải phóng tâm hồn tư tưởng người Ấn Độ cận đại ra khỏi thòng lọng của tôn giáo, ra khỏi sự kìm hãm của bạo lực và cường quyền?. (Trong bài viết về truyện ngắn “Mây và mặt trời” của Tagore)*.

Lưu Đức Trung cũng chính là người dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Đắm thuyền” (1989). Đây cũng là sự gợi mở cho công tác nghiên cứu tiểu thuyết Tagore cho những ai có tâm huyết và say mê. Qua lời dịch của ông nghệ thuật đặc sắc cũng như nội dung phong phú dẫn đến với người đọc, nhất là hình tượng sinh động của hai người phụ nữ Kamala và Hemnalini.

Hay nhận xét của tác giả Đào Anh Kha về phong cách nghệ thuật của Tagore. “Tagore thường tránh cách dùng lý trí để miêu tả và phân tích tâm lí các nhân vật như một số đông các nhà văn khác, ở đây ông sử dụng tài tình phương tiện của thiên nhiên. Dưới ngòi bút của ông thiên nhiên có mặt khắp nơi, mọi lúc và bao giờ cũng mang nặng tâm tư, mọi sắc thái của cảnh vật đều phản ánh những biến động của tâm hồn”**.

Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả lớn đến các khoá luận của các sinh viên đều muốn đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cũng như sáng tác của Tagore: Trịnh Bích Liên với luận văn tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn. “Mây và mặt trời” của Tagore, năm 1992 Đỗ Thị Quỳnh Hương với luận văn viết về đề tài “thiên nhiên” trong tập truyện “Mây và mặt trời” của Tagore. Và đến năm 1994 Trần Thị Loan với bài luận về “Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh trong “Đắm thuyền” tiểu thuyết của Tagore đã bước đầu đi sâu tìm hiểu phong cách Tagore trong thể loại tiểu thuyết.

Ở phạm vi nhỏ của bài niên luận này người viết muốn tiếp bước những người đi trước: khai thác một đề tài cũ trong thơ văn xưa nay nhưng lại rất mới trong thơ văn Tagore - đó là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào Tagore.

III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

Như ta đã biết: “Ảnh hưởng của Tagore đối với tinh thần Ấn Độ và đặc biệt các thế hệ đang kế tiếp nhau lớn lên là to lớn. Không chỉ tiếng Bengal là ngôn ngữ ông dùng để viết mà tất cả các ngôn ngữ của Ấn Độ đã được nhào nặn một phần bởi những tác phẩm của ông. Hơn bất cứ người Ấn Độ nào khác, ông đã góp phần mang lại sự hài hoà cho các lí tưởng của Đông và Tây”* (J.Neru - Ấn Độ). Có thể nói R. Tagore là “ngôi sao sáng Ấn Độ phục hưng” và được cả thế giới này biết đến trên mọi cương vị, là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, hoạ sĩ có tài và thậm chí ông còn là một nhạc sĩ nổi tiếng... Ông đúng là một thiên tài của Ấn Độ và của cả thế giới.

Ở Việt Nam ta đa số mọi người biết đến Tagore là một nhà thơ nổi tiếng hơn là một nhà văn. Có thể tiểu thuyết là lĩnh vực ít được biết đến của Tagore. Mặc dù về số lượng và tiếng vang không bằng thơ nhưng về mức độ lắng sâu và tinh thần nhân văn cao cả của Tagore lại được thể hiện rất rõ trong thể loại này. Qua một bài niên luận nhỏ, người viết muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc khám phá ngòi bút văn xuôi tinh thế của con người đa tài này. Cụ thể hơn đó là việc nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ Ấn Độ đi từ truyền thống đến hiện đại trong “Đắm thuyền”. Người viết hiểu rõ về bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hình thức ngôn ngữ độc thoại và bức tranh thiên nhiên... Cũng từ đó được hiểu thêm nghệ thuật viết văn xuôi của Tagore - một người luôn được biết đến là một nhà thơ vĩ đại của văn học Ấn Độ và giúp cho bản thân trong việc làm quen và hiểu rõ hơn trong công tác nghiên cứu văn học.

IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Tiểu thuyết “Đắm thuyền” của Tagore mang nội dung chủ yếu về tình yêu và cuộc sống. Nổi bật trong đó là hình tượng hai người phụ nữ tuy với hai nét tính cách trái ngược nhau, nhưng lại tìm được sự đồng cảm trong số phận bi kịch về tình yêu và hôn nhân. Ở họ ta thấy điển hình cho người phụ nữ Ấn Độ theo quan điểm nhân đạo của nhà văn - họ bước đầu được giải phóng khỏi sự kìm kẹp của tôn giáo và quan niệm hà khắc với phụ nữ của lễ giáo Ấn Độ từ trước đến nay. Đó là một sự chuyển bước từ người phụ nữ truyền thống đến người phụ nữ hiện đại.

Trong bài viết này, người viết chủ yếu dựa vào bản dịch “Đắm thuyền” của Lưu Đức Trung, Trương Thị Thu Vân và Hoàng Dũng. Bên cạnh đó người viết còn tham khảo cuốn tiểu thuyết “Nàng Binôdini” cùng một số truyện ngắn của Tagore cũng viết về đề tài người phụ nữ (“Cô dâu bé nhỏ” - Nguyễn Văn dịch ; “Mây và mặt trời” - Hoàng Cường dịch của Tagore...)

Nghiên cứu đề tài này người viết dựa vào một số phương pháp chủ yếu sau:

1. Đặt “Đắm thuyền” trong mối tương quan với các tiểu thuyết và truyện ngắn của Tagore để làm nổi bật hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong bút pháp của nhà văn.

2. Kết hợp phân tích với tổng hợp để làm rõ vấn đề trong đề tài.

3. Sử dụng phương pháp liên hệ đối chiếu so sánh qua cách cảm nhận riêng mà làm nổi bật hơn nữa hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Sáng tác của Tagore
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore
  • Sáng tác của Tagore

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của ...

Upload: taphilu123

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 600
Lượt tải: 16

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy sáng ...

Upload: tnt8585699

📎
👁 Lượt xem: 637
Lượt tải: 17

Sự tác động của các yếu tố trong môi trường ...

Upload: duongnguyenmanh

📎
👁 Lượt xem: 473
Lượt tải: 17

Nghiên cứu tác động của ánh sáng có năng ...

Upload: truclybabylove

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 319
Lượt tải: 16

Tìm hiểu tác động của sang chấn tâm lý ở ...

Upload: taczanhaiphong

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 318
Lượt tải: 16

Khảo sát một số yếu tố tác động vào sự sẵn ...

Upload: ca0ca0be0

📎
👁 Lượt xem: 587
Lượt tải: 16

Khảo sát một số yếu tố tác động vào sự sẵn ...

Upload: quyphupham

📎
👁 Lượt xem: 510
Lượt tải: 16

Thiết kế hệ thống chiếu sáng chung của phân ...

Upload: quachty

📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 417
Lượt tải: 17

Tìm hiểu những định luật cơ sở của sự hấp ...

Upload: tuyenpv

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 3354
Lượt tải: 18

Năng lực tư duy sáng tạo của học sinh sinh ...

Upload: hlemanh26

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 995
Lượt tải: 18

Năng lực tư duy sáng tạo của học sinh sinh ...

Upload: kieuphan312

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 418
Lượt tải: 16

Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt ...

Upload: banggiao

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 8438
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Sáng tác của Tagore

Upload: thinhvinh0209

📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 636
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Sáng tác của Tagore PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích và ý nghĩa đề tài IV. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: R.TAGORE VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” I. Rabindranath Tagore 1. Vài nét về tác giả R.Tagore 2. Quan zip Đăng bởi
5 stars - 293845 reviews
Thông tin tài liệu 44 trang Đăng bởi: thinhvinh0209 - 21/10/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 21/10/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Sáng tác của Tagore