Mã tài liệu: 291342
Số trang: 81
Định dạng: zip
Dung lượng file: 463 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng nguồn vốn này hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước và còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng nước.
Đối với Việt Nam chúng ta cũng vậy, để hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH Đảng và nhà nước ta chủ trương mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước.
Trong thời gian thực tập vừa qua, được sự giúp đở của các thầy cô giáo, của các cô, các chú trong vụ quản lý dự án. Em đã quyết định chọn đề tài “Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới” làm nội dung chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đề tài cũng như phương pháp nghiên cứu, nhưng được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS Từ Quang Phương và các cán bộ Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng tiến độ đã đề ra.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS Từ Quang Phương người đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các cán bộ Vụ Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vụ phó Nguyễn Anh Tuấn, những người đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết cho chuyên đề nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI
1. Khái niệm
Đầu tư nước ngoài là một hoạt đông kinh tế đối ngoại quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Hoạt động đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn lịch sử mang những đặc điểm riêng phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất thực tiễn ở mỗi quốc gia. Do vậy, quan niệm về đầu tư nước ngoài cũng được nhìn nhận khác nhau trong luật pháp của mỗi nước.
Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam năm 2000 quy định: đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.
Tuy vậy, để có thể dễ dàng tham gia vào hoạt động đầu tư nước ngoài, người ta thường sử dụng khái niệm chung nhất sau: đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân đưa vốn vay hay bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hay đạt dược các hiệu quả kinh tế - xã hội.
Trong hợp tác đầu tư quốc tế thường có nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước bằng hai con đường: đường công cộng và đường tư nhân hoặc thương mại. Hình thức chủ yếu trong đường công cộng là viện trợ, bao gồm viện trợ hoàn lại và cho vay với lãi suất thấp từ các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước phát triển. Viện trợ không hoàn lại không trở thành nợ nước ngoài, nhưng quy mô nhỏ và thường chỉ giới hạn trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục và cứu trợ.
Các hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế là đầu tư trực tiếp, đầu tư qua thị trường chứng khoán (Porfolio), cho vay của các định chế kinh tế, các ngân hàng nước ngoài và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Cho vay thương mại có lãi suất cao nên dễ trở thành gánh nặng về nợ nước ngoài trong tương lai. Đầu tư chứng khoán không trở thành nợ nhưng sự thay đổi đột ngột trong hành động bán chứng khoán, rút tiền về nước của nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vốn, gây biến động tỷ giá và các mặt khác của nền kinh tế vĩ mô.
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ thương mại. Do vậy, FDI cũng là hình thức đầu tư quốc tế không trở thành nợ, đây là vốn có tính chất bén rễ ở nước bản xứ nên không dễ tút đi trong thời gian ngắn.
Vốn góp ở đây có thể bằng tiền (ngoại tệ mạnh, tiền nội địa, các vật khác coi như tiền), cũng có thể bằng các tài sản hữu hình khác (sức lao động, máy móc thiết bị, dây chuyên công nghệ...) hay bằng tài sản vô hình (bí quyết công nghệ, uy tín hàng hoá, quyền sử dụng đất...).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16