Mã tài liệu: 211044
Số trang: 98
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,042 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tạo nhiều năng lượng phục vụ cuộc sống, công việc tốt hơn đang là vấn đề bức thiết của mọi xã hội. Từ xã hội phong kiến đến xã hội hiện đại, từ quốc gia nghèo khó đến các nước hùng mạnh.
Đất nước Việt Nam ta cũng không ngoại lệ, chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) đã khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là một trong những chính sách trong chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, y học, các lĩnh vực khác của quốc gia.
Bước đầu chính sách BHYT đã mang lại những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt đã làm được bản chất cơ bản là chăm sóc sức khỏe người dân trên nguyên tắc san sẻ, lá lành đùm lá rách, mang lại quyền lợi cho những người tham gia. Tuy nhiên, song song những thành tựu đó thì những khiếm khuyết cũng dần bộc lộ, không phải ít mà ngày càng nhiều hơn, sự không tin tưởng của người dân vào chính sách BHYT, cơ quan bán BHYT (cơ quan Bảo hiểm xã hội) cũng chưa có giải pháp khả thi nào thúc đẩy BHYT và còn ở phía các Cơ sở khám chữa bệnh (KCB) cũng chưa là người trung gian hoàn hảo trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đến người mua.
Hướng đến BHYT toàn dân là mục tiêu lớn nhất của chính sách BHYT. Vì vậy, việc nghiên cứu “PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM” là yêu cầu cần thực hiện tức thời để ngày càng hoàn thiện chính sách BHYT
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm rõ sự cần thiết, bản chất, vai trò của BHYT, tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó xây dựng tốt hơn chính sách BHYT tại Việt Nam, đánh giá thực trạng thực hiện BHYT tại Việt Nam thời gian qua và cuối cùng là rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHYT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chọn các đối tượng tham gia vào hoạt động BHYT tại Việt Nam như: Cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và những người tham gia hoặc chưa tham gia BHYT.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng và hệ thống hóa lý luận;
Các phương pháp kinh tế học trong phân tích và tổng hợp dữ liệu, chọn mẫu khảo sát thống kê làm cơ sở đưa ra kết luận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài làm rõ bản chất của BHYT so với các loại hình bảo hiểm khác - Tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Từ việc phân tích thực trạng thực hiện BHYT hiện nay và dựa vào đó nêu
ra những thành tựu và hạn chế, tồn tại và nguyên nhân qua thời gian thực
hiện BHYT thí điểm và chính thức Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách BHYT tại Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về BHYT
Chương 2: Tình hình thực hiện BHYT tại Việt Nam
Chương 3: Phương hướng phát triển và hoàn thiện BHYT ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 18