Mã tài liệu: 243207
Số trang: 17
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 346 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tế Việt Nam
1. Khái niệm thị trường khoa học và công nghệ
Khái niệm về thị trường khoa học và công nghệ do các học giả Trung
Quốc đưa ra không khác biệt nhiều so với khái niệm đang được thừa nhận ở
Việt Nam. Về cơ bản theo các tác giả Trung Quốc, thị trường khoa học và
công nghệ cũng giống như các thị trường khác, được hình thành trên cơ sở ba
điều kiện sau: (i) phải có hàng hoá, đây được coi là điều kiện thiết yếu nhất
cho thị trường hình thành và phát triển; (ii) phân công lao động xã hội phải
phát triển tương ứng sao cho tồn tại quan hệ cung-cầu giữa các thành viên
trong xã hội và giữa các loại hình sản xuất trong xã hội, tức là phải có người
có nhu cầu đối với hàng hoá khoa học và công nghệ và người có khả năng
cung ứng những hàng hoá này; (iii) phải có phương tiện thanh toán đáp ứng
nhu cầu của người bán. Mặc dù coi thị trường khoa học và công nghệ cũng là
một dạng thị trường hàng hoá nhưng các chuyên gia Trung quốc và Việt Nam
đều thống nhÊt cho r»ng thị trường khoa học vµ c«ng nghÖ là một loại thị
trường đặc biệt. Tính đặc biệt này được tạo ra do đặc tính của “hàng hoá”
khoa học và công nghệ. Khác với các hàng hoá khác, hàng hoá khoa học và
công nghệ có những đặc tính đặc biệt sau: (i) hàng hoá của khoa học và công
nghệ thực chất là kiến thức được thể hiện dưới một dạng vật chất hữu hình
như bằng sáng chế nhưng cũng có thể vô hình dưới dạng các ý tưởng công
nghệ; (ii) việc xác định giá trị của hàng hoá rất khó khăn do lao động được
kết tinh trong hàng hoá là lao động trí óc và tồn tại sự bất đối xứng thông tin
giữa người bán và nguời mua. Trong đó, thông thường trong trường hợp này,
người bán (nhà phát minh sáng chế) ở vị thế mặc cả kém hơn người mua; (iii)
hàng hoá khoa học và công nghệ mang tính chất tác động ngoại lai
(externality) tích cực mà ở đó, lợi ích xã hội do hàng hoá đem lại lớn hơn lợi
ích cá nhân; (iv) so với các hàng hoá khác, hàng hoá khoa học và công nghệ
được sản xuất và phát triển muén h¬n so víi các hàng hoá vật thể thông
thường. Xuất phát từ những đặc thù đó mà thị trường khoa học và công nghệ
hình thành và phát triển muộn hơn các thị trường hàng hoá thông thường
khác, đồng thời cho thấy sự cần thiết về vai trò của Nhà nước trong việc hình
thành và phát triển loại thị trường này.
Tuy nhiên, trên thế giới, khái niệm thị trường khoa học và công nghệ hầu
như không được sử dụng mà chỉ có ở Trung quốc (®−îc gäi víi thuËt ng÷
chÝnh thèng lµ “thÞ tr−êng c«ng nghÖ”) và Việt Nam (sö dông thuËt ng÷ “thÞ
tr−êng khoa häc vµ c«ng nghÖ”). Điều này bắt nguồn từ việc hai nước Việt
Nam và Trung quốc đều mang đặc điểm chung là chuyển đổi từ cơ chế quản
lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Do đó, ®iÒu nµy dẫn đến hai điểm sau: (i) hoạt động nghiên cứu
khoa học và công nghệ còn mang dấu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tr−íc ®©y
cÇn ®−îc chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; (ii) So với
các nước c«ng nghiÖp phát triển khác, Việt Nam và Trung quốc còn ở trình
độ phát triển thấp. Vì vậy, theo đặc tính phát triển sau của thị trường khoa
học và công nghệ so với các thị trường hàng hoá thông thường khác thì đến
một giai đoạn phát triển nhất định, thị trường khoa học và công nghệ mới bắt
đầu hình thành và phát triển. Thêm vào đó, do dấu ấn của cơ chế cũ để lại mà
hành vi của một số chủ thể tiềm năng có thể tham gia vào thị trường khoa học
và công nghệ cần phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Hai
điểm chủ yếu trên đã làm cho khái niệm thị trường khoa học và công nghệ
được sử dụng tại Việt nam và Trung quốc.
Như vậy, thực chất, việc hình thành và phát triển thị trường khoa học và
công nghệ ở Trung quốc và Việt Nam là quá trình gia tăng các giao dịch liên
quan đến công nghệ giữa các chủ thể tiềm năng (giao dịch giữa doanh nghiệp
với viện nghiên cứu, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa trong nước
và ngoài nước, v.v.) nhằm tăng cường đóng góp của khoa học và công nghệ
vào mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Trọng tâm của phát triển thị trường
khoa học và công nghệ ở Việt nam và Trung quốc là thiết lập "môi trường"
cần thiết để các chủ thể có thể giao dịch trên thị trường, khuyến khích lượng
cầu trên thị trường thông qua đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của
doanh nghiệp, tăng cung hàng hoá thông qua thúc đẩy quá trình thương mại
hoá các kết quả nghiên cứu và gia tăng tính định hướng thị trường của hoạt
động nghiên cứu, khuyến khích phát triển hệ thống các dịch vụ trung gian
(môi giới, tư vấn công nghệ, cung cấp thông tin, v.v.).
Đối với một vấn đề còn đang được tranh luận nhiều hiện nay ở Việt nam
là nên sử dụng khái niệm "thị trường công nghệ" hay "thị trường khoa học và
công nghệ", các tác giả Trung Quốc cho rằng không nên hiểu tách biệt giữa
khoa học và công nghệ. Lý do chính là hiện nay khoảng cách giữa nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ ngày càng được rút ngắn. Ranh giới giữa
khoa học và công nghệ trở nên khó tách bạch và do vậy về mặt thực tiễn “thị
trường khoa học và công nghệ” hay “thị trường công nghệ” đều mang ý nghĩa
như nhau.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 113
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16