Tìm tài liệu

Nhung giai phap kinh te chu yeu nham chuyen dich co cau kinh te nong nghiep ngoai thanh Ha Noi theo huong nong nghiep sinh thai

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái

Upload bởi: nhattoquang

Mã tài liệu: 216476

Số trang: 176

Định dạng: doc

Dung lượng file: 4,624 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển nông nghiệp sinh thái đang là đòi hỏi tất yếu và là xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp thế giới, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ cân bằng, bền vững giữa các yếu tố môi trường sinh thái với sự phát triển của con người. Trong xu hướng phát triển đó, nông nghiệp sinh thái của các vùng ngoại thành còn mang một ý nghĩa nhân văn độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về vật chất và văn hoá, tinh thần của dân cư đô thị, gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp du lịch- sinh thái, được khai thác từ những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của các vùng ngoại thành.

Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội mặc dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế Thủ đô, nhưng được xác định là ngành có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò đó không chỉ được thể hiện ở chỗ đáp ứng đáng kể nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại những giá trị tinh thần độc đáo, làm giàu nét đẹp truyền thống văn hoá người Hà Nội. Trong bối cảnh đô thị hoá và cạnh tranh ngày càng sâu sắc với các hoạt động phi nông nghiệp, lợi ích từ các sản phẩm nông nghiệp thuần tuý ở các vùng ngoại ô ngày càng thu hẹp. Chính vì vậy, nông nghiệp ven đô nói chung và nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng chỉ có thể tiếp tục duy trì và phát triển đúng hướng, phục vụ phát triển đô thị khi nó được phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp sinh thái.

Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái bao gồm các nội dung quan trọng như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hướng vào phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp đáp ứng các yêu cầu sinh thái, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái được coi là nội dung quan trọng hàng đầu. Phát triển nông nghiệp sinh thái tức là tạo lập một cấu trúc cân bằng, bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, nói cách khác là xây dựng một cơ cấu cân đối, hợp lýý, theo hướng sinh thái trong các yếu tố của hệ thống nông nghiệp. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề cơ bản, then chốt để thực hiện sự chuyển đổi các đặc trưng của phương thức sản xuất nông nghiệp hiện có sang phương thức sản xuất nông nghiệp sinh thái. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái sẽ cho phép tạo lập một cấu trúc cân bằng, bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp.

Cho đến nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã có sự chuyển biến đáng kể theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng giá trị ngành thuỷ sản, và các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm sạch, an toàn, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng sinh thái, cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại vẫn chưa thực sự phù hợp. Tỷ lệ giá trị các sản phẩm mang tính cảnh quan, sinh thái, phục vụ các nhu cầu văn hoá, du lịch của dân cư còn thấp. Độ an toàn, giá trị kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Môi trường tự nhiên, sinh thái vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng. Tất cả những vẫn đề trên đã và đang là những đòi hỏi bức xúc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái. Xuất phát từ tình hình thực tế và những đòi hỏi bức thiết trên đây, đề tài "Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái" đã được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Phát triển nông nghiệp sinh thái với nội dung cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái là đòi hỏi bức thiết và là vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy, đây là một đề tài đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các thành phố và các khu đô thị, đặc biệt ở các đô thị đang phát triển có mức độ ô nhiễm môi trường lớn, nông nghiệp ngoại thành còn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan và phục vụ các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Vì thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các vùng ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái cũng đang thu hút khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu trong và ngoài nước.

2.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, trong đó có đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Các kết quả nghiên cứu đã được vận dụng vào hoạt động quản lý, xây dựng các chiến lược, chính sách kinh tế, định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái ở các nước. Có nhiều nghiên cứu mà kết quả của nó đã trở thành tài liệu tham khảo quý như sách giáo khoa cho các trường đại học hoặc sách ”gối đầu giường” cho các nhà quản lý.

Trước hết, có thể kể ra những công trình có giá trị lớn về mặt lý thuyết, đã xây dựng được các học thuyết về sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững như “Các nguyên lý sinh thái của nông nghiệp” của hai tác giả Laura E. Powers và Robert McSorley, viết năm 1998, “Kinh tế học sinh thái và phát triển bền vững: Lý thuyết, phương pháp và ứng dụng” của tác giả Jenroen, viết năm 1996, do cùng nhà xuất bản Mc Graw Hill, Inc phát hành, và “Lịch sử nông nghiệp bền vững và hệ thống nông nghiệp bền vững” của tác giả Richard R. Harwood, viết năm 1990, ấn hành bởi Lucie Press. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã xây dựng những nguyên lý cơ bản về hệ sinh thái, hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp bền vững, trong đó, các khái niệm, cấu trúc và mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần của hệ thống được làm rõ. Thông qua việc nghiên cứu, hệ thống hoá lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất nông nghiệp, phân tích và đánh giá các tác động của chúng đến môi trường, các tác giả đã khẳng định tính tất yếu khách quan phải ra đời phương thức sản xuất nông nghiệp sinh thái, bền vững.

Liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô, cũng có khá nhiều nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, UNICEF . Có thể kể ra một số nghiên cứu chủ yếu như nghiên cứu về “Nông nghiệp đô thị và ven đô” thuộc “Chương trình đặc biệt về an toàn lương thực” của FAO, mà kết quả (đã được công bố năm 2001) là một cẩm nang hướng dẫn khá chi tiết và có tính ứng dụng cao về các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô ở các quốc gia đang phát triển trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nghiên cứu của UNDP cũng chỉ ra khá rõ các mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô ở một số nước điển hình như mô hình hệ sinh thái “Aqua-terra” ở Inđônêsia, mô hình nông nghiệp xanh (Green core) ở Hà Lan, mô hình “vườn trong thành phố” với kỹ thuật trồng rau thuỷ canh ở Ecuađo và một số nước châu phi khác . Các nghiên cứu nói trên đặc biệt tập trung vào việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật và tổ chức sản xuất để phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường.

Một hướng nghiên cứu khác về nông nghiệp đô thị của các chuyên gia nông nghiệp Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á lại quan tâm đến tác động của đô thị hoá đến nông nghiệp đô thị. Trong khi các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ (trong những năm 70 và 80) tập trung đánh giá ảnh hưởng của đô thị hoá đến năng suất và sản lượng nông nghiệp trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của các nông trại trong điều kiện đô thị hoá, thì các nghiên cứu ở Châu Âu và châu Á lại quan tâm nhiều hơn đến vai trò của nông nghiệp ven đô đối với bảo vệ cảnh quan môi trường. Các nghiên cứu này đã đi đến kết luận là sự phát triển của nông nghiệp ven đô phụ thuộc rất lớn vào các chủ trương, chính sách về kế hoạch hoá đô thị (như nghiên cứu về “Kế hoạch chiến lược phát triển không gian xanh cho các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao” được trình bày tại hội thảo quốc tế về “Các vấn đề và tương lai phát triển thành phố sinh thái” tổ chức qua mạng năm 2003. Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu điển hình về mô hình phát triển nông nghiệp đô thị đã gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến lược sử dụng ruộng đất, phân vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trường, ví dụ như mô hình vành đai xanh- Greenbelt của Boal (1970). Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối với nông nghiệp đô thị. Vành đai thứ nhất tại trung tâm thành phố, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạt được mức lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường. Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận sản xuất nông nghiệp thấp do nông dân không muốn đầu tư mà trông chờ vào sự tăng giá đất do chuyển mục đích sử dụng. Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích. Theo ông, công tác quy hoạch và phân vùng nông nghiệp để sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng nhằm bảo vệ môi trường là rất quan trọng cho nông nghiệp đô thị và ven đô trong quá trình đô thị hoá.

Cũng có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như “Chuyển dịch cơ cấu- cẩm nang kinh tế phát triển” của tác giả Chenery, viết năm 1988, “Nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu, các chiến lược kinh tế ở các quốc gia đang phát triển” của Johnston B. F. Kilby P., ấn hành bởi Oxford University năm 1975, hoặc “Nghiên cứu so sánh về cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế” của Kuznets năm 1959 . Các nghiên cứu đó đã cung cấp những lý luận nền tảng về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cũng như trong nông nghiệp nói riêng, đặc biệt đã chỉ ra mối quan hệ giữa chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Có một số nghiên cứu khá điển hình liên quan đến nông nghiệp đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ như các nghiên cứu của McGee và Greenberg (1990), của Doras (1996), của Mollard (1997) và của Srijantr (1998) về nông nghiệp đô thị Bangkok; nghiên cứu của Gale F.H (1999) về các mô hình nông nghiệp kết hợp ở Trung Quốc ; và nghiên cứu của Harison và P. Grant (1976) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị ở Mỹ . Đặc biệt, khi nghiên cứu về nông nghiệp đô thị Thái Lan, các tác giả đã nêu ra mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái cho Thủ đô Bangkok theo kiểu hình thành những vùng sản xuất vệ tinh, đan xen quanh Thủ đô, vừa cung cấp các nông sản phẩm đa dạng, an toàn, vừa tạo màu xanh, cảnh quan sinh thái cho thành phố (Doras, 1996).

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô từ năm 2000 đã nêu rõ “Phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng một nền nông nghiệp đô thị-sinh thái” là định hướng cơ bản và có tính chiến lược trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Vì thế, từ sau năm 2000, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng đô thị-sinh thái đã giành được sự quan tâm đáng kể của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý Trung ương và Hà Nội, cũng như của khá nhiều nhà khoa học trong nước.

Năm 2001, UBND Thành phố Hà Nội đã giao cho Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì và nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nội dung, tiêu chí và các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái”. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin từ 100 hộ nông dân của 5 huyện ngoại thành đại diện cho 4 nhóm ngành sản xuất chuyên môn hoá khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã xuất bản cuốn sách chuyên khảo có giá trị về “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” do PGS.TS Phạm Văn Khôi chủ biên, nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 2004. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoại thành đã bước đầu có tiền đề tiếp cận đến các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái vùng ven đô nhưng còn gặp khá nhiều những khó khăn cần tháo gỡ trên các mặt kinh tế, tổ chức và kỹ thuật để có thể đạt tới các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái ngoại thành vào những năm 2010. Trong số các giải pháp, cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp các hoạt động du lịch, dịch vụ. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái của các đô thị trong và ngoài nước, trong đó có nhiều bài học khá bổ ích cho nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (kinh nghiệm về mô hình VAC và IPM, kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu của Thành phố Nam Định, Đà Lạt ).

Năm 2003, đề tài nghiên cứu khoa học “Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị-sinh thái và hiện đại hoá nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010” bắt đầu được nghiên cứu, do Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Lê Quý Đôn làm chủ nhiệm đề tài. Thông qua việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Nội 20 năm qua, đề tài đã xây dựng được các luận cứ khoa học, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng đô thị- sinh thái và hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010.

Các nhà khoa học trong nước cũng rất quan tâm đến các thuật ngữ nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững và nông nghiệp đô thị vì các thuật ngữ này còn khá mới mẻ và còn nhiều tranh luận ở Việt nam. Đã có những nghiên cứu khá công phu nhằm làm rõ các khái niệm này. Có thể kể ra một số nghiên cứu như “Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững” của GS. VS. Đào Thế Tuấn đăng trong tạp chí “Phát triển nông thôn”, số 37 tháng 3, 4 năm 2003; “Nghiên cứu khái niệm, nội dung nông nghiệp đô thị” cũng của tác giả Đào Thế Tuấn, thực hiện năm 2003; và “Nghiên cứu khái niệm về nông nghiệp đô thị-sinh thái và hiện đại hoá nông thôn” của PGS.TS Nguyễn Trung Quế, thực hiện năm 2003.

Liên quan đến các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa bàn cụ thể trong quá trình đô thị hoá, cũng có một số nghiên cứu rất đáng quan tâm như “Nghiên cứu giải pháp và đề xuất mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn” , hoàn thành năm 2004 do PGS. TS. Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm đề tài; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở vùng trũng phía Nam Hà Nội” của các tác giả Leo Van Den Berg, Van Wijk và Phạm Văn Hội, đăng trong tạp chí “Môi trường và đô thị”, số tháng 4 năm 2003; và “Kết quả bước đầu trong sản xuất thử nghiệm rau theo hướng sạch tại Đà Lạt” của trung tâm khuyến nông Lâm Đồng (nguồn internet) . Trong nhiều kết quả nghiên cứu đã đạt được, điểm chung của các nghiên cứu này là đã đề xuất được các giải pháp khả thi và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho các vùng đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái là một vấn đề mới và có tính chiến lược ở Việt nam hiện nay. Mặc dù đã có khá nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, quá trình chuyển dịch trên thực tiễn vẫn đang gặp nhiều khó khăn về cả lý luận, nhận thức, mô hình và giải pháp thực hiện. Do vậy, rất cần có một nghiên cứu có hệ thống và trực tiếp nhằm đề ra những giải pháp hữu hiệu cho quá trình chuyển dịch.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sinh thái ven đô, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái ở ngoại thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái, làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu của luận án.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái trong những năm qua, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đánh giá các nguyên nhân cơ bản của tồn tại và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.

- Xây dựng các quan điểm, định hướng chyển dịch một cách có căn cứ khoa học và đề xuất các giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái. Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với cơ cấu kinh tế của Hà Nội, gắn liền với các kế hoạch và nội dung phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi không gian 5 huyện ngoại thành Hà Nội bao gồm: Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Sóc Sơn.

Về thời gian, luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, đặc biệt từ năm 1991 đến nay với sự ra đời của ch¬ương trình 06/ Ctr-TU về 10 năm phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới và sau đó là ch¬ương trình 12/CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2001-2005. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển dịch trong khoảng thời gian đó, luận án đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu cho quá trình chuyển dịch tiếp theo đến năm 2010.

Về nội dung của cơ cấu kinh tế: Nội dung của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội theo hư¬¬ớng sinh thái sẽ được giới hạn xem xét trên ba khía cạnh là theo ngành, theo vùng và theo yếu tố kỹ thuật (mặc dù cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một bộ phận trong nội dung của cơ cấu kinh tế). Lý do của điều này là ở Hà Nội hiện nay, xét theo thành phần kinh tế chỉ có kinh tế hộ là chủ yếu và xu hướng của nó ít thay đổi. Vì thế, so với cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp Việt nam hoặc các địa phương khác, sự biến động của cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp Hà Nội biểu hiện không rõ ràng. Mặt khác, với mục tiêu xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra theo hướng sinh thái nh¬ư thế nào (nông nghiệp sinh thái phản ánh cấu trúc cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp, nhấn mạnh sự tôn trọng môi trường), việc phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch dựa trên các mối quan hệ tỷ lệ về thành phần kinh tế ít phản ánh rõ tính chất sinh thái của quá trình chuyển dịch, trong khi cơ cấu kỹ thuật lại là yếu tố phản ánh khá rõ điều này. Do đó, phạm vi nội dung nghiên cứu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hà Nội sẽ được giới hạn xem xét theo ngành, theo vùng và theo yếu tố kỹ thuật.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Cơ sở phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp luận duy vật biện chứng nhằm nghiên cứu những vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau và trạng thái vận động biến đổi không ngừng của các yếu tố cấu thành và tác động lên cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phương pháp luận duy vật lịch sử nhằm xem xét những vấn đề trên đây trong điều kiện lịch sử cụ thể và trong quá trình biến đổi, phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thái.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Các phương pháp thu thập thông tin: bao gồm thu thập thông tin thứ cấp (thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn) và thu thập thông tin sơ cấp (điều tra khảo sát).

Nghiên cứu tài liệu có sẵn: giúp tác giả tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa những thành tựu khoa học, hệ thống hoá những vấn đề lýý luận và cơ sở khoa học của luận án, tìm hiểu các kinh nghiệm trong nước và thế giới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hướng sinh thái. Tài liệu có sẵn cũng là nguồn chủ yếu và quan trọng để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái. Các tài liệu chủ yếu đã sử dụng như các báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội và niên giám thống kê Hà Nội qua các năm, các báo cáo của chương trình 12 CTr/TU, báo cáo quy hoạch ngành nông nghiệp Hà Nội cho đến năm 2010 và định hướng đến 2020, các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 huyện ngoại thành và nhiều tài liệu quan trọng khác Ngoài ra, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật cũng sử dụng nguồn tài liệu này. Các tài liệu nghiên cứu cụ thể được liệt kê trong phần danh mục các tài liệu tham khảo.

Điều tra khảo sát chủ yếu cung cấp thông tin cho việc phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kỹ thuật, đồng thời giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng, những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn tới.

Đối tượng điều tra khảo sát là các hộ gia đình nông dân 5 huyện ngoại thành, thuộc 4 nhóm hộ là nhóm hộ trồng hoa- cây cảnh, nhóm hộ trồng rau, nhóm hộ trồng cây ăn quả và nhóm hộ nuôi trồng thuỷ sản.

Mẫu điều tra: Kích thước mẫu điều tra bao gồm 100 hộ, trong đó có 25 hộ sản xuất hoa, 25 hộ sản xuất rau, 20 hộ trồng cây ăn quả và 30 hộ nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sinh thái. Việc chọn mẫu dựa vào tiêu chí số lượng diện tích đất canh tác hoặc mặt nước nuôi thả để lựa chọn ra các mẫu đại diện cho 4 loại nhóm hộ cơ bản chuyên môn hoá 1 trong 4 loại sản phẩm trên đây.

Phiếu điều tra: Nội dung phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cụ thể hơn là việc xây dựng các mô hình sản xuất kết hợp theo hướng sinh thái trên cơ sở tích tụ, tập trung đất đai và tiền vốn của hộ. Bảng hỏi này cũng khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu đầu tư từ nguồn tự đầu tư của kinh tế hộ và trang trại. Ngoài ra, để bổ xung các thông tin về việc hình thành và phát triển diện tích các vùng sản xuất tập trung, tình hình xây dựng các khu nông nghiệp-du lịch sinh thái và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở các huyện, tác giả cũng gặp gỡ, phỏng vấn và thu thập số liệu từ các cán bộ phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển Nông thôn của 5 huyện ngoại thành.

- Phương pháp xử lýý số liệu: Nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để tiến hành phân tích so sánh, làm rõ các vấn đề thuộc về bản chất của hiện tượng, luận án sử dụng phần mềm thống kê SPSS và sự trợ giúp của bảng tính Excel để phân tích và xử lýý số liệu.

Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp quan sát các đối tượng nghiên cứu để minh hoạ thêm cho những phân tích kết luận về quá trình chuyển dịch cơ cấu, ví dụ như quan sát sắc thái, cảnh quan tại các trang trại du lịch sinh thái, các vùng nông nghiệp tập trung.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp sinh thái ven đô, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái.

- Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái những năm đổi mới, đặc biệt từ sau năm 2000 trở lại đây. Từ đó đưa ra những nhận xét có cơ sở khoa học về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.

- Đưa ra các quan điểm, đề xuất các định hướng và giải pháp có căn cứ khoa học nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.

7. TÊN VÀ KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: " Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái".

Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lýý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái

Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thá

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
  • Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tiến sỹ Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm ...

Upload: ngocminh1234534

📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 351
Lượt tải: 16

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển ...

Upload: hiepsygiay

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 237
Lượt tải: 16

Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm ...

Upload: chung_khoan_vn7

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 282
Lượt tải: 16

Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm ...

Upload: whynv81247

📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 354
Lượt tải: 16

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...

Upload: nvchien75

📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 470
Lượt tải: 16

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...

Upload: thienphu222222

📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 472
Lượt tải: 17

Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm ...

Upload: thiennhanfx1

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 281
Lượt tải: 16

Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm ...

Upload: ffdfsd34

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 298
Lượt tải: 16

Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển ...

Upload: thanhvinamex

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 295
Lượt tải: 16

Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển ...

Upload: paradise2984

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 338
Lượt tải: 16

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển ...

Upload: nguyentuan85

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 420
Lượt tải: 17

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyển ...

Upload: Ha_vietnguyen

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 393
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển ...

Upload: nhattoquang

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 438
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển nông nghiệp sinh thái đang là đòi hỏi tất yếu và là xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp thế giới, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ cân bằng, bền vững giữa các yếu tố môi trường sinh thái với sự doc Đăng bởi
5 stars - 216476 reviews
Thông tin tài liệu 176 trang Đăng bởi: nhattoquang - 28/11/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 28/11/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái