Mã tài liệu: 221489
Số trang: 71
Định dạng: doc
Dung lượng file: 427 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
87 trang
Lời nói đầu.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, trong hoạt động kinh tế- xã hội ở hầu hết các quốc gia đều coi trọng việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội thông qua các dự án cụ thể nhằm đầu tư phát triển nền kinh tế.
Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức cao và ổn định. Bình quân hàng năm thời kì 1991-1997 GDP tăng 8,2%. Hai năm 1998, 1999 do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, tốc độ tăng trưởng của nước ta tuy có chậm lại (1998: 5,8%, 1999: 4,8%) xong vẫn thuộc loại cao so với khu vực. Nhờ đó qui mô kinh tế Việt Nam không ngừng lớn mạnh. So với năm 1990, năm 1997 qui mô kinh tế nước ta gấp 1,76 lần và năm 1998 gấp 1,8 lần. Kinh tế phát triển đã tạo ra những tiền đề hết sức cơ bản cho việc giải quyết các vấn đề xã hội đặc biệt là từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào về xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân thì vấn đề môi trường- yếu tố cực kì quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước lại chưa được sự quan tâm thích đáng. Hà Nội là trung tâm, là thủ đô của cả nước nên quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh, rất nhanh chóng. Nhận thức được những tác động tiêu cực của đô thị hoá ảnh hưởng, tác động đến môi trường sinh thái ở khu vực nông nghiệp nông thôn ven đô (ngoại thành ), thành phố Hà Nội đã có chủ trương xây dựng và triển khai các dự án nhằm bảo về và phát triển bền vững môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn trong các khu vực này. Như hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn ở khu vực ngoại thành đang được triển khai thực hiện, đặc biệt là trong các dự án được triển khai thực hiện thành phố và các cấp chính quyền rất coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, cụ thể một số dự án đang được triể khai theo hướng kết hợp trên như ở: Đông Mỹ - Thanh Trì, Phú Diễn - Từ Liêm, Minh Phú - Sóc Sơn, Phù Đổng – Gia Lâm .
Tuy thời gian triển khai, thực hiện các dự án trên mới được một vài năm gần đây (từ năm 2001 ), nhưng việc tổng kết đánh giá kịp thời đúng thực trạng những kết quả đạt được của sự kết hợp, đồng thời làm rõ những tồn tại, nguyên nhân của nó trong quá trình thực hiện nhằm phát huy tối đa các ưu điểm và thành quả đã có, rút kinh nghiệm khắc phục các hạn chế, hoàn thiện, bổ sung các giải pháp nâng cao hiệu quả của sự kết hợp nông nghiệp với du lịch trong dự án là cần thiết và cấp bách. Do vậy em xin chọn đề tài: “Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện dự án, kết quả thực hiện dự án dưới góc độ kinh tế về phát triển nông nghiệp tại Đông Mỹ- Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, rút được ra những mặt mạnh và mặt yếu, thiếu xót trong quá trình thực hiện.
- Đề suất các giải pháp kinh tế - kĩ thuật, một số chỉ tiêu kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của dự án.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian chuyên đề nghiên cứu các vấn đề chính của dự án đang diễn ra trên toàn xã Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội.
- Về thời gian: nghiên cứu toàn bộ quá trình triển khai dự án giai đoạn 1 và các bước chuẩn bị cho dự án từ năm 2001 - 2005.
4. Kết cấu chuyên đề.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề có kết cấu chính gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ - Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch
Lời nói đầu. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Phạm vi nghiên cứu. 2
4. Kết cấu chuyên đề. 2
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo 4
hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 4
1.1. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân. 4
1.1.1. Các xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. 4
1.1.2. Sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch. 10
1.1.3. Nội dung của sự kết hợp. 12
1.1.4. ý nghĩa của sự kết hợp. 14
1.2. Kinh nghiệm kết hợp. 16
1.2.1. Kinh nghiệm của một số vùng trong cả nước: 16
1.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 22
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ – Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 26
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp 26
2.1.1.Điều kiện tự nhiên. 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
2.1.3. Đánh giá chung về các ảnh hưởng của các điều kiện đến phát triển phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 32
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì. 35
2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 - 2002 35
2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 37
2.2.2.1. Sự kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với du lịch. 37
2.2.2.2. Sự kết hợp giữa trồng cây ăn quả, hoa với du lịch 42
2.2.2.3.Sự triển khai dự án hiện nay 44
2.2.3. Đánh giá chung. 45
2.2.4. Kết quả và những tồn tại cần giải quyết 46
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ- Thanh Trì. 51
3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp. 51
3.1.1. Căn cứ phát triển. 51
3.1.2. Quan điểm phát triển. 51
3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp xã Đông Mỹ theo hướng nông nghiệp với du lịch. 52
3.2.1. Phương hướng chung. 52
3.2.2. Phương hướng cụ thể của Đông Mỹ. 53
3.3. Các giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp ở Đông Mỹ. 55
3.3.1. Quy hoạch và bố trí sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 55
3.3.2. Xã Đông Mỹ cần áp dụng triển khai các hoạt động và công nghệ theo hướng kết hợp. 57
3.3 3. Xây dựng cơ sở hạ tẩng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch . 59
3.3.4. Giảm thiểu các ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt gây ra. 63
3.3.5. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 64
3.3.6. Giải pháp về thị trường. 65
3.3.7. Giải pháp về vốn. 67
3.3.8. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách. 69
3.3.9. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền, uỷ ban nhân dân xã Đông Mỹ. 70
Kết luận 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16