Mã tài liệu: 273297
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 49 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trên sách báo người ta thường nói đến nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của nền kinh tế đó cụ thể như thế nào thì chưa được làm rõ.Có nhiều người cho rằng kinh tế thị trường không phải là cái riêng của CNTB, nó đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại mãi sau này. Đây là sự ngộ nhận đáng tiếc, dẫn đến đồng nhất kinh tế thị trường TBCN với kinh tế thị trường theo định hướng TBCN với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Thực chất sự khác nhau giữa hai nền kinh tế thị trường nói trên là xuất phát từ hai hệ thống lýluận kinh tế: kinh tế chính trị và kinh tế học.
Kinh tế chính trị nghiên cứu các quy luật kinh tế và sự biến đổi của các thiết chế chính trị xã hội, nó gắn liền việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội. Vì thế nó quan tâm tới con người, đến công bằng xã hội, đến một xã hội sống văn minh và một môi trường sống tốt lành.
Còn kinh tế học chỉ đi sâu nghiên cứu các vấnđề thuần tuý về sản xuất, về của cải. về làm giàu, tách rời kinh tế với chính trị, lẩn tránh những mâu thuẫn trong xã hội. Các nhà kinh tế học tư sản hiện đại chỉ quan tâm nghiên cứu sản xuất cái gì mang lại lợi nhuận cao, làm giàu nhanh chứ không quan tâm mối quan hệ giữa sản xuất với việc chăm lo phát triển toàn diện con người, với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Họ khuyến khích con người biết làm giàu, trở nên ích kỷ với đồng loại, không hề quan tâm đến những vấn đề của thế giới hiện đại: Bóc lột, đói nghèo, bạo lực suy đồi đạo đức, ô nhiễm môi trường...
Đối với chúng ta điều quan tâm trước hết không phải chỉ là kinh tế học đơn thuần mà là kinh tế chính trị. Do đó chúng ta không chỉ chăm lo phát triển sản xuất mà vẫn chăm lo phát triển các vấn đề xã hội, vấn đề con người và vấn đề bảo vệ môi trường tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện bằng được các nhiệm vụ đề ra. Mặc dù hiện nay chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đó, nhưng mọi hoạt động của chúng ta đềuphải hướng theo đó, đó chính là định hướng XHCN.
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
Thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình hình thành từng bước tiền đề vật chất tinh thần, những điều kiện về khách quan và chủ quan để quá độ nên chủ nghĩa xã hội.ở những nước cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, sau khi giành được chính quyền, muốn giữ thàh quả cách mạng và bảo vệ lợi ích cho người lao động thì không thể đi con đường nào khác ngoài con đường Xã hội chủ nghĩa, đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16