Mã tài liệu: 210934
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 589 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Cho vay đầu tư của Nhà nước hay làviệc cho vay dài hạn đối với các dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển và thứ tự ưu tiên đầu tư của Nhà nước bằng nguồn vốn Nhà nước làmột trong những chính sách tín dụng được thực hiện khá phổ biến ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của quốc gia.
Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, các ngân hàng thương mại đang giữ vai trò thống trị. Tính đến tháng 5/2008, Việt Nam có 4 ngân hàng thư ơng mại quốc doanh với tổng thị phần chiếm 60% dư nợ cho vay; nhóm cung cấp tín dụng thứ hai là44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài với thị phần chiếm 9%; tiếp theo là36 ngân hàng cổ phần với 25% thị phần, và 4 ngân hàng liên doanh với 2,5% thị phần(1). Với sự thống trị của các ngân hàng thư ơng mại trong hệ thống ngân hàng như vậy trong khi thị trường vốn còn rất yếu ớt đã tạo ra một khoảng trống khá lớn trong việc tài trợ cho các dự án dài hạn, đặc biệt là các dự án thuộc một số ngành cần phát triển nhưng khả năng sinh lời thấp hoặc dự án thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Trong bối cảnh đó, cho vay đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển – DAF), đã được nhìn nhận có sự đóng góp hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư , tăng thêm tiềm lực sản xuất cho các ngành then chốt cũng như trong việc góp phần xoá đói giảm nghèo, xoá khoảng cách giữa các vùng miền. Tính đến 31/12/2007, VDB đã thực hiện cho vay 7.125 dự án, trong đó có 110 dự án nhóm A. Tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 100.000 tỷ đồng, dư nợ 103.769 tỷ đồng, trong đó dư nợ vốn vay trong nước là 53.163 tỷđồng, dư nợ vốn ODA là 50.607 tỷ đồng; 3.500 dự án, trong đó 42 dự án nhóm A đã hoàn thành đưavào khai thác sử dụng.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi đánh giá trên một chi nhánh riêng biệt. Long An là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mức đầu tư phát triển ngày càng tăng (từ 1.676 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 6.038 tỷ đồng năm 2007 ) nhưng hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Long An (trước đây là Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Long An ) chưa thật sựlà một kênh tài trợ vốn dài hạn bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển.
Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Long An” được chọn nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An, qua đó đưa ra những giải pháp để hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An được thực hiện hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của Tỉnh. Các câu hỏi sau sẽ định hướng cho việc nghiên cứu đề tài:
- Chính sách cho vay đầu tư của Nhà nước ở Việt Nam là gì?
- Thực trạng về hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An giai đoạn 2001 - 2007?
- Những yếu tố nào ảnh hư ởng đến hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An?
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tín dụng đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An,
qua đóđề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An.
- Đánh giá những nhân tố tác động đến hoạt động cho cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là CN.NHPT Long An với hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước giai đoạn 2001 đến 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh từ đó rút ra kết luận và
đề ra các giải pháp.
Dữ liệu thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau:
- Báo cáo hàng năm của VDB từ năm 2001 - 2007.
- Báo cáo hàng năm của các CN.NHPT Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh từ năm 2001 – 2007.
- Niên giám thống kê của Tỉnh Long An năm 2001 – 2007.
- Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tỉnh Long An và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Long An .
- Các bài báo, các nghiên cứu có liên quan và thông tin từ world wide webs.
5. Hạn chế của đề tài
Danh mục dự án vay vốn đầu tư của Nhà nước tại CN. NHPT Long An không nhiều nên tính khái quát của các kết luận rút ra từ kết quả thống kê chưa cao.
6. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu
Chư ơng 1: Lý luận cơ bản về cho vay đầu tư của Nhà nước.
Chư ơng 2: Thực trạng về hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An giai đoạn 2001-2007.
Chư ơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại CN.NHPT Long An.
Kết luậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16