Mã tài liệu: 251977
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 15,360 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mô phỏng quá trình tự động hóa hệ thống sản xuất bình chứa khí hóa lỏng LPG + PPT thuyết trình
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5
1.1.1 LPG 5
1.1.2 Bình chịu áp lực 5
1.1.3 Hàn hồ quang chìm dưới lớp khí bảo vệ (GMAW) 7
1.1.4 Hàn hồ quang chìm dưới lớp thuốc bảo vệ (SAW) 8
1.1.5 CIM 9
1.1.6 PLC 10
1.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÌNH CHỨA KHÍ HÓA LỎNG 13
1.2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm 13
1.2.2 Sơ lược về quy trình 14
1.2.3 Quy trình sản xuất bình chứa khí hóa lỏng 18
1.3 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SẢN XUẤT 55
1.3.1 Đặc điểm 55
1.3.2 Một số phương hướng nâng cao năng suất lao động 57
1.4 CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU TỰ ĐỘNG HÓA 58
1.4.1 Cơ sở tự động hóa 58
1.4.2 Mục tiêu tự động hóa 59
CHƯƠNG 2 TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 61
2.1 TỰ ĐỘNG HÓA CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT 61
2.1.1 Dập phôi tròn 61
2.1.2 Dập chữ nổi nửa trên 61
2.1.3 Dập vuốt nửa trên và nửa dưới 65
2.1.4 Xén bavia nửa trên và nửa dưới 67
2.1.5 Dập hình tay xách và chân đế 69
2.1.6 Dập chữ chìm tay xách 71
2.1.7 Lốc tròn tay xách và chân đế 73
2.1.8 Dập cửa tay xách 74
2.1.9 Dập uốn R tay xách 75
2.1.10 Dập sơ bộ móc tay cầm 77
2.1.11 Dập hoàn thiện móc tay cầm 78
2.1.12 Dập sơ bộ R chân đế 80
2.1.13 Dập hoàn thiện chân đế 81
2.1.14 Tiện nút ren 83
2.1.15 Hàn nút vào nửa trên 84
2.1.16 Hàn chân đế vào nửa dưới 85
2.1.17 Hàn chu vi 87
2.2 HỆ THỐNG CUNG CẤP PHÔI LIỆU 89
2.2.1 Thiết bị hỗ trợ và cung cấp phôi liệu 89
2.2.2 Hệ thống dòng vật liệu 90
2.3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 101
2.3.1 Thành phần hệ thống điều khiển 101
2.3.2 Ngôn ngữ lập trình 104
CHƯƠNG 3 MÔ PHỎNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT 105
3.1 MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 105
3.1.1 Phần mềm AUTOMGEN 105
3.1.2 Mô phỏng dây chuyền sản xuất 108
3.2 MÔ PHỎNG RÔ BỐT 112
3.2.1 Phần mềm RobotStudio 112
3.2.2 Mô phỏng công đoạn xén bavia chi tiết nửa trên 114
KẾT LUẬN 123
PHỤ LỤC 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
LỜI NÓI ĐẦU
Bình chứa khí hóa lỏng (LPG) là một thiết bị chịu áp lực dùng để lưu trữ và vận chuyển các loại chất khí được nén dưới áp suất cao, phục vụ cho mục đích công nghiệp và dân dụng. Đối với các bình chứa được chế tạo bằng các vật liệu kém chất lượng, các mối hàn có nhiều khuyết tật hay khóa van bị rò rỉ sẽ là nguyên nhân gây ra những thiệt hại, nguy hiểm to lớn đối với người sử dụng khi có xảy ra cháy nổ. Do đó, việc chế tạo bình chứa khí hóa lỏng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà ở đó yêu cầu an toàn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bình chứa khí hóa lỏng cần phải được chế tạo theo những tiêu chuẩn nhất định, dựa trên hệ thống sản xuất với quy trình chế tạo nghiêm ngặt để có thể đảm bảo được các yêu cầu chất lượng ở mức độ cao. Một hệ thống sản xuất bình chứa khí hóa lỏng bao gồm nhiều công đoạn như dập tạo hình, dập chữ, dập sâu, xén bavia, vê mép, lốc tròn, uốn, hàn, nhiệt luyện, được thực hiện trên nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau. Và xen kẽ với các công đoạn gia công chế tạo là các công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm loại bỏ các bình chứa không đạt tiêu chuẩn chất lượng hay mức độ an toàn cho phép.
Theo quyết định của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ thuật điện và bộ môn Kỹ thuật máy, chúng tôi, sinh viên Vũ Duy Trường và Đào Đình Xoa lớp Cơ điện tử K46, đã được thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm (thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Đây là một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị áp lực trên quy mô công nghiệp. Tại đây, chúng tôi có cơ hội được tham quan và tiếp cận với hệ thống sản xuất bình chứa khí hóa lỏng LPG, với đầy đủ trang thiết bị máy móc cùng với một quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống sản xuất của công ty, chúng tôi đã có ý tưởng về ứng dụng tự động hóa vào các công đoạn sản xuất trong hệ thống này với mục đích giúp nâng cao năng suất lao động. Từ ý tưởng đó, áp dụng những kiến thức đã được học, trong đồ án tốt nghiệp này chúng tôi đã triển khai, đưa ra những phương án tự động hóa cụ thể cho các công đoạn sản xuất và tiến hành mô phỏng bằng các phần mềm như Automgen và Robotstudio.
Qua đợt thực tập tốt nghiệp, được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các cán bộ kỹ thuật của công ty chúng tôi đã tìm hiểu và học hỏi thêm được nhiều điều xung quanh hệ thống sản xuất bình gas, từ đó củng cố và nâng cao những kiến thức trong lý thuyết cũng như trong thực tế. Dựa trên cơ sở đó cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Thế Minh (bộ môn Kỹ thuật máy), chúng tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp này theo đúng thời gian quy định.
Nội dung đồ án tốt nghiệp bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan đề tài.
Chương 2: Tự động hóa quá trình sản xuất.
Chương 3: Mô phỏng hệ thống sản xuất.
Do những hiểu biết của chúng tôi về tự động hóa còn hạn chế nên đồ án vẫn còn nhiều thiết sót, chúng tôi rất mong nhận được những sự góp ý quý báu từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Thế Minh cùng các thầy trong bộ môn Kỹ thuật máy và các bạn sinh viên lớp Cơ điện tử K46 đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Nhóm sinh viên thực hiện
Vũ Duy Trường
Đào Đình Xoa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 19