Mã tài liệu: 245096
Số trang: 49
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,848 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục lục
Danh mục từ viết tắt i
Chương 1: Giới thiệu 2
Chương 2: Giảm nghèo 4
Chương 3: Trẻ em 11
Chương 4: Dân số, Giới và Sức khỏe sinh sản 20
Chương 5: Chất lượng môi trường 25
Chương 6: Đầu tư kinh phí và cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng 31
Chương 7: Tóm tắt và khuyến nghị 39
Phụ lục: Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 41
Lời nói đầu
Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội mới (SEDP) - giai đoạn 2006 - 2010 mang đến cho chính
phủ và nhân dân Việt Nam một cơ hội lịch sử để thay đổi. Sau hai thập kỷ đổi mới, Việt Nam
đang ở trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới với những tiến bộ xã hội và thịnh vượng
về kinh tế. Các chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho những khả năng tiềm tàng và sức
sáng tạo của người dân và Việt nam đang sánh vai với các nền kinh tế đang phát triển ở khu
vực Nam Á.
Thách thức hiện nay là làm thế nào để duy trì mức tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm bớt
những chênh lệch xã hội và kinh tế và xây dựng một xã hội trên nền tảng vững chắc là những
nguyên tắc của công bằng và tự do.
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (mục tiêu MDG) cung cấp một chuẩn mực đã được
quốc tế công nhận mà Việt Nam có thể sử dụng để đánh giá những tiến bộ của mình trong
việc phấn đấu vượt qua các thách thức này. Tuyên bố Thiên niên kỷ mà một phần của nó là
các Mục tiêu chính là lời kêu gọi hành động mang tính toàn cầu nhằm tập trung các nỗ lực
cho những mục tiêu phát triển thực sự.
Các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam vinh hạnh được tham gia trong quá trình tham khảo
đóng góp ý kiến cho SEDP với Chính phủ và các đối tác phát triển khác. LHQ chúng tôi xây
dựng tài liệu này với tinh thần hợp tác và quan hệ đối tác và mong muốn tài liệu sẽ là một
đóng góp nhỏ vào những nỗ lực xây dựng kinh tế - xã hội của chính phủ. Mục đích của tài
liệu này là nhằm xem xét những mục tiêu quốc gia trong bối cảnh của các mục tiêu MDGs, và
khuyến nghị những chỉ số tiến bộ xã hội cụ thể phù hợp với các mục tiêu MDGs và những
điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của Việt Nam. Tài liệu này nhằm mục tiêu mang tính thực
tiễn, đó là giúp các nhà hoạch định chính sách lồng ghép một cách đầy đủ các MDG trong
các cơ chế lập kế hoạch quốc gia của riêng Việt Nam.
Trong báo cáo mới đây của mình với tiêu đề “Mở rộng tự do: Tiến tới phát triển, An ninh và
Quyền con người cho Tất cả mọi người”, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nhắc nhở
chúng ta cần có một tầm nhìn rõ ràng về những tiến bộ đã khích lệ những người xây dựng
nên Hiến chương Liên Hợp Quốc. Khi xác định mối liên quan giữa quyền con người, phát
triển và hoà bình, những người sáng lập ra LHQ hiểu rằng hoà bình chỉ có thể đạt được khi
người dân ở khắp mọi nơi thoát khỏi cảnh nghèo đói và nỗi sợ hãi và được tự do sống một
cuộc sống với đầy đủ nhân phẩm.
Việt Nam có quyền tự hào về những thành tựu đặc biệt của mình trong việc thực hiện mục
tiêu bằng chính những chiến lược do mình xây dựng nên và thực hiện. Liên hợp quốc luôn
cam kết hỗ trợ đất nước trong những nỗ lực không ngừng của mình trong việc khuyến khích
những quyền tự do rõ rệt hơn cho tất cả mọi người dân Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 80
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16