Mã tài liệu: 270128
Số trang: 8
Định dạng: zip
Dung lượng file: 55 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về tri thức
Khái niệm tri thức được đề cập đến từ xa xưa trong triết học phương Tây. Đối với hầu hết các triết gia như Plato, Aristotle, Descartes, Dewey, và Polanyi, tri thức được định nghĩa là “lòng tin có lý do chính đáng về sự thật”. Định nghĩa này vẫn còn rất phổ biến ngày nay. Ví dụ Nonaka (1994) định nghĩa tri thức là “một quá trình năng động của con người để tìm lý do chính đáng cho những lòng tin cá nhân trong khát vọng tìm hiểu sự thật”.
Gần đây, một số tác giả có đưa ra vài định nghĩa khác, bao gồm ‘thông tin có giá trị trong hành động’ (Grayson & Dell, 1998, tr.2), ‘thông tin, công nghệ, bí quyết, và kỹ năng’ (Grant & Baden-Fuller, 1995). Davenport and Prusak (1998, tr.5) đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về tri thức như sau:
“Tri thức là một tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin, và sự hiểu biết thông thái mà có thể giúp đánh giá và thu nạp thêm những kinh nghiệm và thông tin mới. Tri thức được tạo ra và ứng dụng trong đầu óc của những người có nó. Trong một tổ chức, tri thức không chỉ được hàm chứa trong các văn bản và tài liệu, mà còn nằm trong thủ tục, quy trình, thông lệ, và nguyên tắc của tổ chức đó”
Vậy tri thức là:
- Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó;
- Là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể;
- Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Một trong những tri thức khoa học có vai trò tác động đến sự phát triển của xã hội loài người đó là công nghệ NaNo.
Công nghệ nano, (tiếng Anh: nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano
Vật liệu nano : là vật liệu trong đó có ít nhất một chiều có kích thước cỡ nanomet.Về trạng thái của vật liệu, các nhà khoa học phân chia thành ba trạng thái: rắn, lỏng và khí. Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó mới đến chất lỏng và khí. Về hình dáng vật liệu, các nhà khoa học phân ra thành các loại sau :
- Các vật liệu nano một chiều: màng mỏng, các lớp, các bề mặt...,
- Các vật liệu nano hai chiều: dây nano, các ống nano,
- Các vật liệu nano ba chiều: các hạt nano, các hạt keo, các chấm lượng tử, các vật liệu dạng tinh thể nano, các đám nano...
- Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocompozit trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thước nano, hoặc cấu trúc của nó có nano ba chiều, một chiều, hai chiều đan xen nhau.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16