Mã tài liệu: 273331
Số trang: 79
Định dạng: zip
Dung lượng file: 909 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi giai đoạn lịch sử hay chế độ chính trị xã hội luôn luôn có một bộ phận dân cư do gặp phải các nguyên nhân khác nhau rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mất khả năng lao động, không có thu nhập và không tự lo được cuộc sống của bản thân cần tới trợ giúp của nhà nước và xã hội.
Nước ta do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài, tác động của môi trường văn hoá, xã hội và chăm sóc sức khoẻ không giống nhau đã hình thành nên một bộ phận dân cư có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp của nhà nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, (LĐTBXH) năm 2005 cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật (trong đó có khoảng 1 triệu là người tàn tật nặng không có khả năng lao động); khoảng 200 ngàn người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và khoảng 2,5 triệu trẻ em đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong đó có trên 650 ngàn người cần trợ cấp xã hội (TCXH) của nhà nước.
Chính sách trợ giúp xã hội ở nước ta hình thành ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 với mục đích trợ giúp về đời sống cho bộ phận nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thiếu đói do chiến tranh, thiên tai hoặc bị thiệt thòi do các nguyên nhân khác nhau). Sau 60 năm phát triển chính sách trợ giúp xã hội đã trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách của nhà nước. Đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội cho người cao tuổi (NCT), người tàn tật (NTT) và trẻ em mồ côi (TEMC). Hệ thống chính sách này được hoàn thiện và phát triển theo hướng: (1) thể chế hoá chính sách (Pháp lệnh người cao tuổi, pháp lệnh người tàn tật và các văn bản hướng dẫn dưới luật); (2) mở rộng đối tượng thuộc diện được trợ cấp; (3) Đổi mới cơ chế tổ chức thực.
So với đòi hỏi thực tế thì chính sách trợ cấp xã hội còn hạn chế nhất định. Chế độ trợ cấp thấp, cơ chế tài chính chưa rõ ràng, thiếu bộ máy tổ chức thực hiện đồng bộ ở các cấp... Những hạn chế này đã dẫn đến tỷ lệ đối tượng thụ hưởng chính sách thấp, đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng được trợ cấp xã hội vẫn khó khăn . Trong những năm tới cần cần phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách TCXH phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo nâng cao chất lượng trợ cấp và số lượng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt việc hoàn thiện chính sách TCXH phải đặt trong bối cảnh xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn và được nhà nước rất quan tâm dưới những góc độ khác nhau.
Đề tài "Hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2006- 2010" hy vọng góp một phần nhỏ vào công việc to lớn nói trên.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về TCXH, hệ thống ASXH trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển và ổn định xã hội.
Phân tích thực trạng chính sách TCXH ở nước ta giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra những vấn đề cần phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng chính sách và mở rộng đối tượng thụ hưởng nhằm xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Đề xuất các kiến nghị và giải pháp với nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách, giải pháp và hệ thống tổ chức thực hiện chính sách TCXH giai đoạn 2006 - 2010 trong hệ thống ASXH hiện đại ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập chung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn việc xác định cơ sở khoa học, hình thành chính sách TCXH ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010.
- Phân tích thực trạng hình thành và tổ chức thực hiện chính sách TCXH ở nước ta giai đoạn vừa qua và một số bài học kinh nghiệm nước ngoài có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp triết học Mác-Lê Nin, kết hợp với các quan điểm của Đảng, các thành tựu của khoa học chính sách, các phương pháp truyền thống của khoa học xã hội, các mô hình thực tiễn để nghiên cứu và giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận của việc lựa chọn căn cứ khoa học cho các chính sách TCXH và hệ thống ASXH.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách TCXH ở nước ta giai đoạn vừa qua và một số kinh nghiệm của một số nước ngoài.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ban hành và thực hiện các chính sách TCXH giai đoạn tới.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc hình thành chính sách TCXH và hệ thống ASXH
Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách TCXH giai đoạn vừa qua
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH giai đoạn 2006- 2010
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16