Tìm tài liệu

Hoa giai trong giai quyet tranh chap kinh te tai Toa an o Viet Nam

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam

Upload bởi: kienphatdesign

Mã tài liệu: 230314

Số trang: 180

Định dạng: doc

Dung lượng file: 753 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Luận án dài 176 trang gồm 3 chương, 16 mục: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong nền kinh tế nhiều thành phần được quản lý theo cơ chế thị trường, các nhà kinh doanh có nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với nhau. Khi thực hiện các mối quan hệ đó, các nhà kinh doanh thường hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Tuy vậy, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, giữa các nhà kinh doanh cũng có khi phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi và tranh chấp về kinh tế, thương mại. Nhà nước, xã hội, nhất là các doanh nghiệp luôn luôn có một đòi hỏi bức xúc là những tranh chấp kinh tế này phải được giải quyết một cách nhanh gọn, có hiệu quả và ít tốn kém.

Xuất phát từ thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại, như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục trọng tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp. Trong đó, việc giải quyết tranh chấp theo phương thức hòa giải (hòa giải ngoài tố tụng cũng như hòa giải trong tố tụng) có nhiều ưu điểm và được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Ở Việt Nam, chế định hòa giải đã được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh Giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Chế định hòa giải trong tố tụng kinh tế ra đời có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử hình thành và tồn tại của chế định hòa giải trong tố tụng tư pháp nói chung.

Chế định hòa giải có ý nghĩa nhiều mặt, vì nó không những góp phần bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đang có tranh chấp kinh tế, của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp, mà còn bảo đảm cả lợi ích của Nhà nước và của xã hội.

Hòa giải thành có tác dụng làm cho các bên tranh chấp tự nguyện, tự giác thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ, tránh việc phải sử dụng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước trong quá trình thi hành án. Đồng thời, vụ việc tranh chấp cũng không phải xử đi xử lại nhiều lần, giảm bớt tốn kém về nhiều mặt của các bên.

Kết quả của việc tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế cho thấy hầu hết các Tòa Kinh tế, từ khi được thành lập đến nay, đã đi vào hoạt động một cách có hiệu quả. Tòa án ở các địa phương đã vận dụng rộng rãi phương thức hòa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh tế, giảm đáng kể số vụ tranh chấp phải đưa ra xét xử.

Tuy nhiên, trong quá trình hòa giải tranh chấp kinh tế, Tòa án ở một số địa phương còn mắc phải những sai sót đáng tiếc về nội dung và hình thức hòa giải. Do đó, một số quyết định công nhận hòa giải thành của một số Tòa án đã bị Tòa án hoặc Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị và bị sửa đổi hoặc bị hủy. Điều đó ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện về mặt lý luận cũng như thực tiễn chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại không những mang tính thời sự đối với ngành Tòa án mà còn đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng của Tòa án ở Việt Nam.

Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cũng đang soạn thảo Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) dùng chung cho cả tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hôn nhân và gia đình.

Tuy có nhiều quy định cụ thể và đầy đủ hơn những quy định hiện hành về tố tụng dân sự, kinh tế và lao động . nhưng các quy định của Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng vẫn còn có những quy định chồng chéo, chưa đầy đủ và chưa cụ thể, cần phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thêm trước khi trình Quốc hội thông qua.

Tác giả luận án đã nghiên cứu kỹ các quy định của Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự và trong luận án đã mạnh dạn nêu ra một số đánh giá, nhận xét về bản Dự thảo và đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện bản Dự thảo Bộ luật tố tụng Dân sự này.

Trên cơ sở những điều vừa trình bày ở trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam" để làm đề tài luận án Tiến sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tuy hòa giải là một chế định quan trọng trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án, nhưng từ trước đến nay, khoa học pháp lý ở Việt Nam còn có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Một số công trình nghiên cứu có đề cập chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án là: Giáo trình Luật Kinh tế (2000) của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam (2001) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; đề tài "Các phương pháp giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam" thuộc Dự án VIE/94/003 của Bộ Tư pháp; Luận văn thạc sĩ của Đào Văn Hội (1996) về đề tài "Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án"; Luận văn thạc sĩ của Trương Kim Oanh nghiên cứu về hòa giải trong tố tụng dân sự Việt Nam. Bản thân tác giả luận án cũng đã hoàn thành luận văn cao học luật của mình với đề tài "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế" năm 1997.

Tuy vậy, tất cả những công trình nêu trên chủ yếu tiếp cận chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án từ góc độ luật thực định nên chưa nghiên cứu chế định này một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống. Các công trình đó cũng chưa có những đề xuất, kiến nghị một cách tổng thể, đầy đủ và cụ thể về việc hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng kinh tế ở Việt Nam.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có sự nghiên cứu chế định hòa giải trong thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả của việc hòa giải, tránh để xảy ra những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án và làm phong phú thêm lý luận về giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án nói chung.

3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là thông qua việc nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này tại Tòa án, làm rõ bản chất của thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế, luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta.

Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng phương thức hòa giải tại Tòa án.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hòa giải trong thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế.

- Nhận xét, đánh giá và nêu phương hướng cũng như một số biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế và việc áp dụng các quy định này tại Tòa án nước ta.

Luận án có đề cập việc hòa giải có hòa giải viên (tức là hòa giải ngoài tố tụng) và hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục trọng tài, nhưng không đi sâu vào vấn đề này.

Luận án cũng có đề cập việc hòa giải theo thủ tục trọng tài và theo thủ tục tư pháp ở một số nước trên thế giới, nhưng chỉ là để đối chiếu, so sánh khi cần thiết, chứ không đi sâu vào lĩnh vực này.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, diễn giải, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu. Chẳng hạn, phương pháp lịch sử đã được tác giả sử dụng để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế định hòa giải trong pháp luật nước ta; phương pháp mô hình hóa cũng được tác giả luận án sử dụng để trình bày cơ chế giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng thủ tục hòa giải.

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Có thể nói, luận án này là công trình khoa học pháp lý ở cấp độ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế định hòa giải trong thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án.

Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án là:

- Luận giải những vấn đề lý luận về việc giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng phương thức hòa giải tại Tòa án ở Việt Nam.

- Làm sáng tỏ hình thức, điều kiện, thủ tục hòa giải và hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại Tòa án.

- Góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật nước ta về hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Luận án này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hòa giải tranh chấp kinh tế tại Tòa án cũng như trong việc giảng dạy, nghiên cứu về chế định hòa giải các tranh chấp kinh tế theo thủ tục tư pháp ở Việt Nam

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam
  • Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

So sánh tổ chức thẩm quyền của toà án Việt ...

Upload: hungnhe3000

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 381
Lượt tải: 16

Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại ...

Upload: vip_room_hn

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 400
Lượt tải: 19

Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại ...

Upload: hiepnxhn

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 449
Lượt tải: 16

Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp ...

Upload: cockhongngoidaygieng

📎 Số trang: 201
👁 Lượt xem: 580
Lượt tải: 16

Giải quyết các tranh chấp trong thương mại ...

Upload: anpeter2003

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 16

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ...

Upload: hieuph00200

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 415
Lượt tải: 16

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động ...

Upload: fomulato

📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 405
Lượt tải: 17

Luật kinh tế Những lí luận cơ bản về giải ...

Upload: huydaibk

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 488
Lượt tải: 22

Câu hỏi phản biện Luật phần Giải quyết tranh ...

Upload: trananhhung_15

📎
👁 Lượt xem: 624
Lượt tải: 17

Trọng tài kinh tế một hình thức giải quyết ...

Upload: ntphuongtdh

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 420
Lượt tải: 16

Trọng tài kinh tế một hình thức giải quyết ...

Upload: giatu970068

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 462
Lượt tải: 17

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện ...

Upload: luantrankt

📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 466
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế ...

Upload: kienphatdesign

📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 943
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam Luận án dài 176 trang gồm 3 chương, 16 mục: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong nền kinh tế nhiều thành phần được quản lý theo cơ chế thị trường, các nhà kinh doc Đăng bởi
5 stars - 230314 reviews
Thông tin tài liệu 180 trang Đăng bởi: kienphatdesign - 27/06/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 27/06/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam