Mã tài liệu: 210940
Số trang: 116
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,813 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
I- SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động đầu tư phát triển là sự đầu tư luôn gắn với hoạt động tạo ra các nguồn lực, tài sản mới cho nền kinh tế và xã hội. Đầu tư phát triển có tác động trực tiếp đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Tácđộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đổi mới nền khoa học công nghệ quốc gia. Hoạt động đầu tư phát triển thường được sử dụng một nguồn vốn lớn, một yếu tố không thể thiếu cho quá trình tăng trưởng kinh tế ở mọi quốc gia, mọi lãnh thổ và ngành kinh tế; vốn đầu tư quyết định tăng trưởng cả về tốc độ, quy mô, cơ cấu cũng như định hướng cho sự phát triển; do vậy huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ hết sức bức xúc cho quá trình phát triển.
Để điều hòa giữa mục đích đầu tư của các nhà đầu tư với nhu cầu đầu tư của xã hội, Nhà nước với tư cách vừa là nhà đầu tư vừa là chủ thể của nền kinh tế phải có những chính sách để khuyến khích, hỗ trợ cho công tác huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển cả về quy mô, cơ cấu và định hướng phát triển cho nền kinh tế. Để khuyến khích hỗ trợ huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, Nhà nước có những chính sách khuyến khích thông qua nhiều lĩnh vực như đất đai, thuế, tín dụng. Trong đó lĩnh vực tín dụng đầu tư của Nhà nước có một vị trí quan trọng đặc biệt trong thời kỳ chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đưa nền kinh tế hội nhập kinh tế thế giới.
Trong những năm qua, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, góp phần quan trọng đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đạt theo mức phấn đấu từng thời kỳ. Thông qua chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã hỗ trợ nguồn vốn để các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì thị trường truyền thống và tiếp cận thị trường mới.
Cùng với các Chi nhánh Ngân hàng phát triển trong hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long (trước đây là Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Vĩnh Long) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000, đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thời gian qua, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long luôn bám sát nhiệm vụ chính trị ở địa phương, từ đó góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể Tỉnh Vĩnh Long trước đây là một trong những Tỉnh thuộc Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước và chủ yếu là nền kinh tế thuần nông, Công nghiệp và dịch vụ phát triển không đáng kể nhưng đến nay Chi nhánh đã đã có nhiều cố gắng tìm những dự án đầu tư có hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư vào những dự án trọng điểm góp phần thúc đẩy nền kinh tế Tỉnh Vĩnh Long phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long phát triển ngang tầm khu vực.
Tuy nhiên, thực tiển hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại nhất định. Việc phân tích thực trạng, nguyên nhân của những tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh, góp phần cùng sự hoàn thiện hoạt động của hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam; đồng thời thể hiện được vai trò công cụ tài chính tích cực của Chi nhánh đối với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất cần thiết. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài:
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long
II- MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
�� Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng đầu tư phát triển và cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam trong thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như những tồn tại do nguyên nhân chủ quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long.
�� Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: toàn bộ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long từ ngày 01/01/2002 đến ngày 31/12/2007 và những nhân tố tác động đến chúng.
III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, vận dụng các quan điểm khách quan để đánh giá sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn vận động và phát triển; sử dụng các lý thuyết kinh tế để xem xét các vấn đề có liên quan đến kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long. Đồng thời luận văn còn dùng phương pháp thống kê toán để tổng hợp, phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp.
IV- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long.
- Cho chúng ta một cách nhìn bao quát về thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Vĩnh Long nói riêng, cũng như những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung; đồng thời xin đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh, và những đề xuất nhằm hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế trong tiến trình Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
V- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng đầu tư phát triển.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16