Mã tài liệu: 284214
Số trang: 66
Định dạng: zip
Dung lượng file: 434 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HIỆN NAY
I. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu (NVL) trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
1. Đặc điểm và vai trò của NVL trong các doanh nghiệp sản xuất
Trong xã hội loài người, sản xuất luôn là cơ sở để tồn tại và phát triển. Mác đã nói “ Nếu sản xuất chỉ ngừng một ngày thôi chứ không nói đến ngừng vài tuần, một năm thì xã hội sẽ bị tiêu vong “. Để tiến hành quá trình sản xuất thì không thể thiếu được một trong ba yếu tố cơ bản là : tư liệu lao động, sức lao động và đối tượng lao động.
NVL là một loại đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá như cát, sỏi trong doanh nghiệp xây lắp; vải trong doanh nghiệp may mặc, rau quả trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm..., là tài sản dự trữ của doanh nghiệp nhằm phục vụ sản xuất liên tục.
Khi nói rằng NVL là một loại đối tượng lao động điều này cũng có nghĩa là không phải mọi đối tượng lao động đều là NVL. Chỉ trong điều kiện đối tượng lao động có thể phục vụ cho quá trình sản xuất hay tạo ra sản phẩm và đối tượng lao động đó do lao động có ích của con người tạo ra mới trở thành NVL. Ví như than, dầu khi còn nằm trong lòng đất, nó được coi là tài nguyên, nhưng khi con người khai thác để sử dụng, chúng trở thành các NVL. Trong quá trình sản xuất, NVL được bao gồm các yếu tố được đưa vào phục vụ quá trình vận hành chung, chịu sự tác động gián tiếp của con người thông qua tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. NVL có thể trực tiếp tạo ra sản phẩm như bột mì, trứng, sữa... để sản xuất ra bánh các loại hoặc có thể tham gia gián tiếp như các loại dầu, mỡ bôi trơn, phụ tùng thay thế...phục vụ cho sự hoạt động liên tục và bình thường của máy móc, thiết bị, giảm thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra. Trong quá trình tác động của lao động về mặt hiện vật, NVL hoặc bị hao mòn toàn bộ như nhiên liệu, chất đốt..., hoặc chỉ thay đổi hình thái vật chất ban đầu như mía để sản xuất đường..., hoặc vẫn giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu như vải để sản xuất quần, áo...
Như vậy, NVL luôn được thể hiện dưới hình thái vật hoá có nghĩa là nó tồn tại ở trạng thái vật chất cụ thể, có thể sờ mó cảm nhận bằng trực quan. Nhờ đó có thể cân, đong, đo, đếm được nên NVL và sự biến động của nó được kiểm soát thường xuyên bằng việc kiểm kê xác định số lượng thông qua các đơn vị đo lường.
Một đặc điểm nổi bật của NVL là nó chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển một lần và toàn bộ vào giá thành sản phẩm tron kì. Chính vì thế chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ, toàn bộ chi phí về NVL sẽ được bù đắp tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.
Mặt khác, trong doanh nghiệp NVL còn là một loại tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho. Đây là bộ phận dự trữ cho sản xuất đề mỗi khi sản xuất có yêu cầu là sẵn sàng cung ứng ngay. Nó giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường không bị gián đoạn. Từ đó giảm các tổn thất kinh tế do phải ngừng sản xuất gây ra. Hơn thế nữa nó còn đồng thời là số vốn lưu động mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư. Song do không được đưa vào sản xuất ngay mà được lưu tại kho nên phát sinh thêm các chi phí cho bảo quản, dự trữ nên có thể nói đây là một lượng vốn ứ đọng không sinh lời cho chủ sở hữu. Nhưng với vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì sản xuất, doanh nghiệp luôn phải tính toán để xác định được số lượng vốn này một cách có hiệu quả phù hợp với cơ cấu vốn và đặc điểm hoạt đông của doanh nghiệp.
Từ các đặc điểm trên đây cho thấy, NVL có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không chỉ tác động trực tiếp tới khối lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm tạo ra. NVL có đảm bảo được chất lượng cao, đúng yêu cầu về quy cách, chủng loại thì chi phí về NVL mới được hạ thấp, định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất giảm, khi đó sản phẩm tạo ra mới đạt yêu cầu về chất lượng và giá thành hạ. Mặt khác, với ý nghĩa là một loại vốn lưu động, NVL là thành phần quan trọng trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đặc biệt là vốn dự trữ. Vì loại vốn này có đặc điểm là vòng quay của nó rất ngắn, chỉ trong một kì kinh doanh khi tạo ra doanh thu là có thể thu hồi được, nên nó có ý nghĩa quan trọng trong việc mang lại lợi nhuận và tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN. Khi lượng vốn này được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao trong khi gía thành lại giảm, điều này sẽ nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm, qua đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho DN.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của NVL ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của DN, đòi hỏi DN cần phải quản lý chặt chẽ NVL.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16