Tìm tài liệu

Chuyen doi nong nghiep cac nuoc asean

Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean

Upload bởi: kawaii_luv_89

Mã tài liệu: 243310

Số trang: 57

Định dạng: doc

Dung lượng file: 827 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Lời nói đầu

Mười năm qua, với tác động của những chính sách đổi mới và sự cố gắng vượt bậc của nhân dân, sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát triển vững chắc với mức tăng 4-5%/năm. Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực, đáp ứng hiện tại của nhu cầu thị trường trong nước và có nhiều sản phẩm xuất khẩu với tỷ xuất hàng hoá cao như cà phê 95%, điều trên 90%, cao su 80-85%, hạt tiêu 99%, chè 42% . Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản của cả nước ước đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Thu nhập từ nông nghiệp trong vài năm gần đây tăng nhanh hơn các nguồn thu nhập khác, và đóng góp chủ yếu cho việc tăng mức sống dân cư ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 1992/1993-1997/1998, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp tăng 61%, từ hoạt động phi nông nghiệp tăng 30.5%. Kết quả là tỷ lệ đóng góp của hoạt động nông nghiệp trong thu nhập của hộ nông thôn tăng từ 37% lên 47%. Cũng trong giai đoạn này, thu nhập từ trồng lúa tăng 21%, thu nhập từ chăn nuôi và ngư nghiệp tăng 53%, từ các cây lương thực tăng 55% và từ cây công nghiệp tăng 66%.

Mặc dù có sự phát triển không ngừng, nông nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của các ngành, cơ cấu kinh tế còn mất cân bằng , thu nhập ở nông thôn còn rất thấp, điều kiện sinh hoạt khó khăn . Bên cạnh đó, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày một tăng. Chính vì thế Việt Nam đang có những chính sách cải cách tác động hơn nữa vào quá trình chuyển đổi kinh tế nông thôn để từ đó có thể nâng cao thu nhập của các hộ gia đình, đồng thời phát huy được lợi thế nông nghiệp đóng góp cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những quan hệ chặt chẽ hơn với các nước trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khối ASEAN. Chính vì thế bên cạnh thực hiện chuyển đổi kinh tế nông nghiệp tại, việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp của các nước khác trong khu vực sẽ giúp Việt Nam có được những cái nhìn tổng quan hơn về các nước xung quanh từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Và việc nghiên cứu các chính sách chuyển đổi của các nước trong khu vực, đặc biệt là các chính sách thương mại sẽ giúp Việt Nam có thể nhìn nhận về các đối tác khi tham gia thương mại quốc tế, nhất là trong quá trình tự do hoá thương mại và quá trình toàn cầu hoá. Thái lan, Malaysia, Philipin, Indonesia, Malaysia là những nước có những thành tựu nông nghiệp đáng kể trong khối ASEAN. Chính vì thế trong quá trình phân tích, bài nghiên cứu sẽ tập chung chủ yếu vào phân tích tiềm năng, tình hình chuyển đổi và các chính sách áp dụng của 4 quốc gia này để từ đó có thể ra các kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

I. Thành tựu sản xuất nông nghiệp của 4 nước asEan

1. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp

1.1 Thái lan

Thái Lan là nước có truyền thống, thế mạnh và tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp: đất đai rộng, mầu mỡ, khí hậu nhiệt đới, thích hợp với sự phát triển của nhiều loại cây con. Gần 80% dân số Thái Lan sống bằng nghề nông và nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nghề cá) hiện là lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Thái Lan. Hiện nay Thái Lan là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu thống kê, năm 1998 khu vực nông nghiệp đã tạo ra 11% GDP và 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Trong hơn 3 thập kỷ gần đây, Thái Lan đã đạt được nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp cao trong các nước ASEAN. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) về nông nghiệp trong những năm 60 là 5,6%, những năm 70 là 4,7%, thời kỳ 1980-1987 là 3,7%. Tốc độ phát triển giá trị gia tăng trong nông nghiệp những năm gần đây (1995-1998) vẫn duy trì ở mức 2-3%/năm, kể cả những năm có khủng hoảng tài chính-tiền tệ (1997-1998). Năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu hồi phục, trong đó vai trò của nông nghiệp gắn với xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế Thái Lan dự đoán, năm 2000, nông nghiệp nước này sẽ tăng trưởng khá vững chắc, vì qua cuộc khủng hoảng, Chính phủ sẽ quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp, nhất là tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi và khoa học kỹ thuật.

Trong 24 năm qua, nền kinh tế của Thái Lan đã phát triển với tốc độ bình quân 7,6%/năm.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thái Lan.

Từ những năm 1950, sản xuất nông nghiệp của Thái Lan đã có bước chuyển biến nhanh chóng, phục vụ kinh tế đô thị và xuất khẩu. Từ cuối những năm 1960, cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã được thực hiện ở nhiều vùng, nhất là vùng trung tâm; theo đó, đã triển khai kỹ thuật và phương pháp canh tác mới, sản xuất và nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu và máy nông nghiệp, phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Trong những năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp kém phát triển. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém với thu nhập bình quân đầu người còn thấp GDP/người ở mức 175 USD. Nông nghiệp đóng góp vào GDP gấp đôi so với sản xuất công nghiệp. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô như gỗ tếch, gạo, cao su, ngô và thiếc. Chiến lược phát triển trú trọng vào việc thay thế hàng nhập khẩu. Kinh tế phát triển chủ yếu là nhờ vào nhu cầu trong nước.

Giữa thập kỷ 70, chính sách kinh tế đã chuyển sang định hướng xuất khẩu và tốc độ phát triển kinh tế đạt mức 6,6%/năm. Trong giai đoạn 1987-1991, Thái Lan là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới 11,4%/năm. Trong những năm đầu thập kỷ 90, chiến lược phát triển hướng ra bên ngoài được tăng cường do những hạn chế về cơ sở hạ tầng và chi phí sản xuất gia tăng. Điều này dẫn tới việc chuyển dịch khuyến khích đầu tư khỏi hỗ trợ xuất khẩu và tạo điều kiện cho nền kinh tế mở cửa hơn nữa, gia tăng sự thích nghi của nền Thái Lan đối với các lực lượng thị trường quốc tế, nhờ đó tăng cường tính hiệu quả. Trong giai đoạn 1992-1996, tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 8,5%/năm.

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong khoảng 3 thập kỷ gần đây đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nông thôn Thái Lan. ở nhiều vùng nông thôn, mức sống đã được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1960 đến những năm 80, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm đạt trên 7%. Thu nhập bình quân tính theo đầu người trong cả nước tăng rất nhanh: từ 130 USD năm 1965 lên 1.570 USD năm 1991, và đạt mức 1.950 USD năm 1998. Cần phải thấy rằng cho đến những năm 80, những thành tựu kinh tế đó chủ yếu là dựa vào nông nghiệp.

Đa dạng hoá nông nghiệp ở Thái Lan được thực hiện theo hướng giảm tỷ lệ sản lượng của cây trồng truyền thống (lúa gạo), tăng nhanh sản lượng các loại cây trồng mới như lúa miến, sắn và các loại cây ngũ cốc khác. Các loại nông sản ngoài lương thực như: rau, hoa quả, dầu thực vật, gia cầm và lợn cũng diễn biến theo xu hướng tương tự. Trong những năm 1970-1988, tốc độ tăng trung bình hàng năm của các sản phẩm như: đường là 6,2%, hoa quả: 2,3% và gia cầm: 6,2%.

Từ chủ trương đa dạng sản xuất nông nghiệp một cách đúng đắn từ những năm 1980, đến nay, Thái Lan đã đạt được một số kết quả quan trọng sau đây:

- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung. Đóng góp của nông nghiệp trong GDP đã giảm dần từ 25,1% giai đoạn 1972/76 xuống 19% năm 1982/ 86 và còn 11,4% năm 1992/96. Trong cùng thời gian đó, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực phi nông nghiệp tăng đáng kể, thể hiện sự tiến bộ nhanh chóng của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Do sự phát triển nhanh của các loại cây trồng mới nên tỷ lệ đất trồng lúa giảm dần, từ chỗ chiếm hơn 90% thời kỳ 1961-1965, xuống còn khoảng 62% năm 1988 và 50% năm 1998. Sự thay đổi về cơ cấu thể hiện rõ nét nhất trong cơ cấu xuất khẩu. Xuất khẩu gạo từ chỗ chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu năm 1953 giảm còn 20% (1969), 8% (1988), và 4,4% (1992), 3% (1998). Thay đổi trong cơ cấu của GDP cho thấy sự chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang nền kinh tế bán công nghiệp.

- Đa dạng hoá nông nghiệp đã góp phần quan trọng khắc phục tình trạng giảm thu nhập do sự giảm sút giá một số hàng nông sản truyền thống trên thị trường thế giới.

- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bằng việc mở rộng các loại cây trồng mới, phát triển chăn nuôi, đánh cá, lâm nghiệp, đã tạo ra cơ sở quan trọng để tối đa hoá sử dụng nguồn lực vốn chưa được sử dụng có hiệu quả (như: đất đai, lao động, và nhất là thời gian lao động trong thời kỳ nhàn rỗi); có tác động trực tiếp trong việc giảm rủi ro trên ba mặt có liên quan chặt chẽ đối với sự tồn tại và phát triển nông nghiệp: sản xuất, giá cả và thu nhập.

ảnh hưởng củacơ cấu sản xuất nông nghiệp và thị trường đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp

Nông nghiệp Thái Lan đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao trong thời kỳ 3 kế hoạch 5 năm đầu. Tuy nhiên, từ kế hoạch 5 năm lần thứ 4, nhịp độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại. Nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp vào quá trình này là do sự biến động của giá hàng nông sản trên thị trường thế giới. Đồng thời, ngay trong bản thân khu vực nông nghiệp của Thái Lan, đã bắt đầu bộc lộ rõ một số hạn chế. Đó là:

- Về cơ cấu sản xuất nông nghiệp: mặc dù đã được đa dạng hoá mạnh mẽ, nhưng sản xuất nông nghiệp Thái Lan vẫn còn phụ thuộc vào một số ít cây truyền thống như: lúa gạo, ngô, sắn và cao su. Thu nhập của từng hộ nông dân vẫn chủ yếu dựa vào một hoặc hai loại cây trồng duy nhất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, không có sự thay đổi đáng kể nào về cơ cấu. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nông nghiệp. Trong giai đoạn 1992/96, giá trị gia tăng của trồng trọt chiếm 61,3%, trong khi thuỷ sản chiếm 11,7% và chăn nuôi chiếm 10,6%. Do vậy, tỷ lệ rủi ro còn rất cao và vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cũng như biến động về giá cả và sự thay đổi thường xuyên về cầu trên thị trường trong nước và thế giới.

- Năng suất nông nghiệp thấp và chi phí sản xuất cao: đây là vấn đề nổi cộm kéo dài trong nền nông nghiệp Thái Lan. Thời kỳ đầu sau chiến tranh, sản lượng nông nghiệp tăng nhanh chủ yếu là nhờ mở rộng diện tích đất trồng trọt, dựa trên ưu thế dư thừa đất. Từ những năm 80, diện tích đất thu hẹp dần, ưu thế về đất đai không còn nữa. Mặt khác, nạn phá rừng làm xói mòn đất và sự bất hợp lý về thuỷ lợi đã góp phần làm cho năng suất cây trồng giảm đi. So với các nước khác trên thế giới, năng suất cây trồng trên từng đơn vị diện tích trồng trọt của Thái Lan vào loại thấp nhất. Số liệu thống kê cho thấy, năng suất lúa của Thái Lan chỉ bằng 1/3 của Nhật, 1/2 của Hàn Quốc, và Mỹ, thấp hơn nhiều so với Việt Nam và Inđônêxia. Năng suất lúa của Thái Lan (tạ/ha) những năm gần đây như sau: 1994: 23,5; 1995: 24,4; 1996: 21,7; 1997: 21,4; 1998: 22,0. Cho đến những năm cuối thập kỷ 90 vẫn còn hơn 60% diện tích đất trồng lúa chưa được thuỷ lợi hoá. Mức sử dụng phân hoá học trung bình 17 kg/ha là thấp hơn nhiều so với các nước châu á. Phân bón phải nhập khẩu (từ sau năm 1979) với giá cao. Sự phân bố phân bón cũng không cân đối giữa các vùng, chủ yếu được tập trung ở những vùng đã được thuỷ lợi hoá; Cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp tăng nhanh ở vùng trung tâm, nhưng ở vùng phía Bắc và Đông Bắc, lao động thủ công và sử dụng trâu bò kéo vẫn còn phổ biến.

- Sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên: các nguồn tài nguyên thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp bao gồm đất đai, nguồn nước và rừng. Các nguồn này đang ngày càng bị cạn kiệt, mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng kém hiệu quả và do mâu thuẫn giữa mục tiêu sử dụng thương mại hoá các nguồn lực và nhu cầu bảo vệ môi trường. Sử dụng đất đai ở nhiều vùng không phù hợp, gây ra tình trạng xói mòn đất . Thiếu sự quản lý có hệ thống đối với các nguồn lợi thiên nhiên.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác như: đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp nhìn chung còn yếu, nhất là khâu nghiên cứu cơ bản; Thiên tai tuy không liên tục nhưng vẫn có các đợt hạn hán, lũ lụt lớn . cũng có thể làm hạn chế, thậm chí làm giảm tới 15-20% sản lượng nông nghiệp

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean
  • Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp ...

Upload: kiwiours

📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 337
Lượt tải: 17

Thị trường các nước ASEAN

Upload: botuanabc

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 306
Lượt tải: 16

Công nghiệp hoá ở các nước Asean và khả năng ...

Upload: tuvanduyanh

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 426
Lượt tải: 16

Hoàn thiện các điều kiện để chuyển đổi từ ...

Upload: simplekhoa

📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 239
Lượt tải: 16

Đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch ...

Upload: vutienn35

📎 Số trang: 390
👁 Lượt xem: 390
Lượt tải: 16

Tổng kết lý thuyết cơ sở lý luận về quá ...

Upload: havinh1985

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 515
Lượt tải: 16

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quá ...

Upload: huatuyen2k9

📎
👁 Lượt xem: 415
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ...

Upload: buivandanghp

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 310
Lượt tải: 16

Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm ...

Upload: totrantien

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 247
Lượt tải: 16

Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và ...

Upload: naluvtj5

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 352
Lượt tải: 16

Quan hệ tổ chức quản lý đất đai trong nông ...

Upload: thanhdatadv

📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 467
Lượt tải: 16

Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với ...

Upload: mrvietluv

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 354
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean

Upload: kawaii_luv_89

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 400
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean Lời nói đầu Mười năm qua, với tác động của những chính sách đổi mới và sự cố gắng vượt bậc của nhân dân, sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát triển vững chắc với mức tăng 4-5%/năm. Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực, đáp ứng hiện tại của nhu doc Đăng bởi
5 stars - 243310 reviews
Thông tin tài liệu 57 trang Đăng bởi: kawaii_luv_89 - 30/07/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 30/07/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Chuyển đổi nông nghiệp các nước asean