Mã tài liệu: 279822
Số trang: 20
Định dạng: zip
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội loài người trong lịch sử đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội, đó là hình thái cộng sản nguyên thuỷ, hình thái chiếm hữu n"lệ, hình thái phong kiến, hình thái tư bản chủ nghĩavà hình thái chủ nghĩa xã hội. Trong đó ở hình thái cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân công lao động, chưa có sự trao đổi hàng hoá. Đến khi có sự phân công lao động xã hội phản ánh sự phát triển cao của nền sản xuất, đòi hỏi tất yếu phải có sự trao đổi sản phẩm- một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Sự trao đổi này thiết lập trên cơ sở tự do ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá. khi được pháp luật tác động đến quan hệ kinh tế này, nó sẽ trở thành quan hệ pháp luật và thông qua"bản giao kèo”, nó còn được gọi là khế ước hay hợp đồng.
Như vậy, sự ra đời của hợp đồng kinh tế là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đã có sản xuất hàng hoá tất yếu phải có hợp đồng phục vụ cho quá trình trao đổi sản phẩm hàng hoá. Sau đó cùng với sự phất triển của xã hội, hợp đồng đã phát triển ra ngoài phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hoá. Tất nhiên, trong mỗi xã hội khác nhau thì bản chất, đặc điểm và nội dung của bản hợp đồng là khác nhau hay nói cách khác mỗi nhà nước có hệ thống chính trị, xã hội và đặc biệt kinh tế khác nhau thì bản chất, đặc điểm và nội dung là khác nhau. ở Việt Nam trải qua hai cơ chế khác nhau, đó là cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường. Do đó, bản chất, đặc điểm hợp đồng kinh tế cũng như chủ thể của hợp đồng kinh tế cũng khác nhau ở từng giai đoạn.
Hiện nay nền kinh tế của chúng ta tồn tại nhiều thành phần, phát triển bình đẳng trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đưa vào các quan hệ hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ hợp pháp tất yếu, tất cả các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế phải thực hiện. Việc xem xét mức độ phù hợp về chủ thể hợp đồng hiện nay với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đây là điều hết sức quan trọng.
Đây chính là lý do em chọn đề tài: "Chủ thể hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế ở việt nam”.
Kết cấu đề tài gồm bốn phần:
I- Quá trình phát triển chế độ hợp đồng kinh tế ở việt nam.
II- Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
III- Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 25/9/1989.
IV- Luật doanh nghiệp)12/6/1999) và những vấn đề đặt ra trong vấn đề chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 110
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16