Mã tài liệu: 270055
Số trang: 16
Định dạng: zip
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I .Tổng quan ngành may mặc Việt Nam:
Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát triển hơn nữa là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng. Sau một thời gian dài may đo chiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành may sẵn ra đời.
Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành dệt may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã phát triển qua 4 giai đoạn:
- 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành may sẵn. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc: quần áo, balô, cờ… đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu trong dân chúng chưa nhiều, chủ yếu là tự may vá.
- 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập. Các sản phẩm may sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đã định sẵn. Nhìn chung thời kì này chỉ là 1 bước đệm để may sẵn xâm nhập sâu hẳn vào đời sống.
- 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may sẵn bắt đầu hội nhập nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Canada. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam Vinatex được thành lập (4/1995). Doanh nghiệp may mặc lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm 60 doanh nghiệp thành viên. Quyết định thành lập Vinatex nằm trong chiến lược phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn. Các sản phẩm may sẵn bắt đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn.
- 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời thị trường nước ta cũng họp tác mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Ngành may sẵn đã có những phát triển đột phá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn, May Thành Công, May An Phước…
Mỗi năm ngành may sẵn sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục vụ xuất khẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Vinatex vẫn là tập đoàn đứng đầu về các sản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm). Thị trường trong nước không phải là thị trường mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới nhiều. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ mi, quần âu, quần Jeans, comple… với ba thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1531
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1345
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17