Mã tài liệu: 245505
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 126 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa sẽ tạo đà thuận lợi, cho đô thị hoá nước ta phát triển với quy mô rộng và tốc độ nhanh trong những thập kỷ tới. Vấn đề trật tự và an toàn giao thông đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường, cảnh quan đô thị, đời sống sinh hoạt của dân cư cho nên Nhà nước cần phải tăng cường quản lý về lĩnh vực này vì các vi phạm đang có xu hướng gia tăng và phát triển rất nhanh.
Quản lý nhà nước về đô thị là những hoạt động quản lý mang tính tổng hợp trên cơ sở quản lý của các chuyên ngành kết hợp với quản lý lãnh thổ, bao gồm hệ thống các quy định chính sách, tổ chức, cơ chế biện pháp, phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị theo các mục tiêu định hướng đặt ra với hiệu quả cao nhất.
Tiểu luận này tôi muốn đề cập đến vấn đề quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
I. THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HUỐNG
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, vì vậy nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thành phố tập trung đông dân cư với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đi lại giao tiếp, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí diễn ra sôi động và đan xen trong cuộc sống hàng ngày ở đô thị.
Hệ thống đường giao thông của thành phố Hà Nội rất lạc hậu và thấp kém so với các nước phát triển, diện tích đất giành cho giao thông thấp chỉ chiếm khoảng 7 – 8%, mặt cắt đường nhỏ hẹp, giao cắt nhau cùng cốt, chất lượng đường giao thông kém, biển báo giao thông chưa đầy đủ. Mạng lưới đường Hà Nội được tạo thành bởi các trục đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng hình nan quạt và các trục đường đô thị gồm các đường vành đai, các đường trục đô thị chính và các đường phố. Đặc điểm chung của hệ thống đường vành đai, do chưa được xây dựng cải tạo, một số đoạn chưa đảm nhận được chức năng của tuyến đường. Đường rộng từ 15m trở lên chưa nhiều, đặc biệt khu phố có chiều rộng chỉ từ 6 đến 8m, khoảng cách đường tới ngã 3, ngã 4 từ 50 – 100m, cùng với hỗn hợp các phương tiện, dẫn tới tốc độ xe chạy trung bình từ 15 – 20km/h.
Thành phố Hà Nội có 558 nút giao cắt ở 7 quận nội thành, có 35 điểm giao cắt có hệ thống đường sắt quốc gia chạy qua, trong đó có rất nhiều điểm chưa có đầy đủ các biển báo, đèn hiệu và các điều kiện an toàn giao thông cho các phương tiện đi lại. Khi tàu hoả chạy qua đoạn đường tắc thường gây ách tắc giao thông hàng tiếng, gây ồn ào, ô nhiễm
Thành phố Hà Nội có 112.000 xe cộng thêm với 1,5 triệu chiếc xe máy. Với đông đủ các thành phần tham gia giao thông như công nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên luôn có 60 – 62% dân cư Hà Nội tham gia giao thông mỗi ngày. Hà Nội sẽ lâm vào tình trạng ngày càng ùn tắc khủng khiếp. Vỉa hè của Hà Nội có diện tích khoảng 1 triệu m2 và 300km đường nội thành, không đủ chỗ dù chỉ là để đỗ nếu tất cả số xe nói trên cùng đỗ, số lượng và công suất bãi đỗ xe không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do vậy dành khoang đường, khoang vỉa hè làm bãi đỗ xe tạm gây mất trật tự giao thông đô thị.
Sự tăng trưởng dân số của thành phố Hà Nội không hẳn dựa trên nhu cầu phát triển lao động và việc làm mà một phần do thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn gia tăng ở mức cao. Đồng thời mức sống ở đô thị và nông thôn còn quá chênh lệch nên dòng dân nông thôn di chuyển vào đô thị ngày càng nhiều. Ngoài ra, khách vãng lai, khách du lịch đi dạo và thăm quan thành phố Hà Nội cũng rất lớn và càng đông hơn vào các ngày nghỉ cuối tuần cũng như các ngày lễ, ngày Tết. Hiện nay thành phố Hà Nội có khoảng vài chục ngàn người ngoại tỉnh làm ăn sinh sống. Họ thuê trọ, sống tạm bợ trong khu lao động, thường làm các nghề như xe ôm, đánh giầy, bán báo, bán hàng rong, đồng nát. Hàng ngày những người này từ năm cửa ô dắt díu nhau gánh gồng, xe đẩy, xe thồ vào các phố phường trung tâm. Đội quân lao động nông thôn này gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự, an toàn giao thông và trật tự đô thị, làm cho đô thị quá tải, xuống cấp
Tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè hiện nay là khá phổ biến với nhiều dạng như làm nơi kinh doanh buôn bán, biến thành nơi đỗ xe tĩnh, xây bục bệ trái phép, làm nơi tập kết hàng trung chuyển hàng hoá và là chỗ nghỉ ngơi của dân lao động ngoài tỉnh nằm chờ việc
Hoạt động vỉa hè, lòng đường gắn liền với đời sống dân sinh, khá nhạy cảm, phức tạp và nan giải. Không ít lỗi vi phạm, người ta lấy lý do vì mưu sinh của một bộ phận dân cư để xem nhẹ, thậm chí bỏ qua. Và cứ thế vi phạm ngày càng tràn lan, không ai xử lý ai.
Trước thực trạng giao thông và vận tải của nước ta nói chung và các thành phố nói riêng. Chính phủ ban hành nghị định số 36/2001/NĐ – CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị, ban hành Nghị quyết 13/2002/NQ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Để tạo thêm sức mạnh, điều kiện thực hiện các nghị định và nghị quyết trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2003/NĐ – CP và số 15/2003/NĐ – CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội căn cứ vào: luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, pháp lệnh thủ đô Hà Nội, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ về giao thông đường bộ, thực trạng giao thông vận tải của Thành phố. Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành nghị quyết số 34/2003/NQ – HĐ ngày 13 tháng 02 năm 2003 về một số giải pháp và cơ chế, chính sách để kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành: Quyết định số 26/2003/QĐ – UB ngày 30 tháng 01 năm 2003 về việc quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định số 63/2003QĐ – UB ngày 14 tháng 05 năm 2003 ban hành quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 111
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1748
⬇ Lượt tải: 17