Mã tài liệu: 241541
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 63 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
1.Quyền lực
Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Quyền lực là một phạm trù ghép, sựoc tạo lên từ hai phạm trù “Quyền’’ và “Lực’’
Quyền là một phạm trù mang tính chất xã hội mà ở đó người ta ý thức ra việc một nhu cầu nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác. Quyền chỉ mối quan hệ giữa người với người, con người có được quyền khi nhu cầu của anh ta được người khác thừa nhận . Sự thừa nhận có thể được luật hóa dưới dạng văn bản pháp quy hoặc được xã hội thừa nhận dưới dạng quy phạm đạo đức.
Lực là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng nó được thể hiện ra, được bộc lộ ra trong tương tác với cái khác ở khảc năng gây ra sự biến đổi, hoặc giữ cho sự vật không đổi. Lực có trong các sự vật, hiện tượng ở tự nhiên, trong mỗi cá thể con người. Lực mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá trình tương tác của sự vật hiện tượng được bộc ra như thế nào. Nói tới lực là nói tới sức mạnh, là khả năng chi phối sự vật, hiện tượng khác, chi phối người khác, hoặc giữ cho bản thân mình không biến đổi trong tương tác với người khác, sự vật khác.
Quyền và lực trong xã hội, là hai phạm trù có mối quan hệ tác dộng qua lại đối với nhau. Khi người ta có lực, thì họ sẽ dùng sức mạnh của mình để đoạt lấy quyền. Ngựợc lại, có được quyền rồi thì sức mạnh của con người sẽ được tăng lên gấp bội. Trong những trường hợp chỉ có quyền mà không có lực, hoặc chỉ có lực mà không có quyền thì hoạt động của con người không mang lại kết quả như mong muốn.
Trong các quan hệ xã hội, quyền và lực có sự chuyển hóa cho nhau. Quyền đạt được ở chừng mực nhất định thì sẽ tạo ra sức mạnh để chủ thể lắm giữ quyền đó. Ngược lại, lực ở chừng mực nhất định thì sẽ lại đòi quyền, và sẽ tạo ra quyền cho họ. Ví dụ như một vị phó giám đốc trong công ty, cùng được các nhân viên cấp dưới, hay giám đốc, tổng giám đốc công nhận năng lực bao nhiêu, thì cơ hội để thăng chức lại càng lớn bấy nhiêu.
Cấu trúc quyền lực bao gồm chủ thể quyền lực và khách thể quyền lực.
- Chủ thể quyền lực, là chủ thể nhận được quyền từ khách thể quyền lực. Để thực hiện được quyền chi phối, chỉ huy, mệnh lệnh của mình đối với khách thể quyền lực thì chủ thể quyền lực cần phải có sức mạnh, địa vị xã hội ưu thế hơn khách thể quyền lực.
- Khách thể quyền lực, là đối tượng bị chi phối bởi chủ thể quyền lực, là đối tượng thực hiện một hành động nào đó mà chủ thể quyền lực yêu cầu mối quan hệ chủ thể và khách thể quyền lực ở đây có thể là mối quan hệ giữa các cá nhân, mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội, các quốc gia
Từ các phân tích ở trên , chúng ta có thể định nghĩa về quyền lực như sau: Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong xã hội. Hoặc, quyền lực là quyền được sử dụng sức mạnh cho một mục tiêu nào đó.
2. Chính trị.
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp xét trong việc tổ chức xã hội như một chính thể theo sự áp đặt của giai cấp nắm sức mạnh thông qua các công cụ bạo lực ép buộc toàn xã hội phải tuân theo ý chí của giai cấp đó nhằm duy trì lợi ích cho giai cấp này.
Cấu trúc chính trị bao gồm các chủ thể chính trị ( Cá nhân, tổ chức chính trị ), Khách thể chính trị ( cá nhân, tổ chức chính trị và toàn xã hội ), các quan hệ chính trị và các hoạt động chính trị. Chủ thể và khách thể chính trị tham gia vào các hoạt động chính trị trong khuôn khổ các quan hệ chính trị. Quan hệ này là quan hệ trong việc tổ chức toàn bộ xã hội trong tính chất chính trị cảu nó.do đó, nó quy định, chi phối các loại hình quan hệ và hoạt động khác trong tổng thể đòi sống xã hội như kinh tế, văn hóa, tôn giáo.
Các dấu hiệu đặc trưng của chính trị được thể hiện như sau:
- Thứ nhất : Chính trị là việc tổ chức xã hội như một chính thể thành nhà nước.
- Thứ hai: Chính trị là sự ép buộc của một giai cấp đối với toàn xã hội trong việc tổ chức toàn xã hội thành nhà nước để duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp đó – giai cấp thống trị
- Thứ ba: Chính trị là sự ép buộc của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội được thực hiện bằng công cụ bạo lực nhà nước.
- Thứ tư : Chính trị thể hiện mối quan hệ giai cấp trong việc tổ chức toàn xã hội thành nhà nước- quan hệ chính tr
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3450
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 17