Mã tài liệu: 88487
Số trang: 69
Định dạng: docx
Dung lượng file: 656 Kb
Chuyên mục: Sư phạm sinh học
Trong những năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng nông thôn, vùng sâu…đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Với vùng nông thôn miền núi các chính sách đưa ra đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc phát triển các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả trên nhiều mặt ở các tỉnh miền núi đã và đang là vấn đề cấp thiết.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và hiệu quả tổng hợp của các hệ thống canh tác tại miền núi có sự khác nhau và phụ thuộc nhiều vào việc chọn lựa các hệ thống canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng. Nếu việc chọn lựa các hệ thống canh tác chỉ tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội mà không tính đến hiệu quả môi trường thì dễ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ở khu vực đó. Ngược lại, nếu chỉ xét đến hiệu quả môi trường mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế - xã hội thì việc nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế vùng là điều khó có thể thực hiện được. Trên thực tế, ở các vùng sản xuất NLN, hiện tượng xói mòn rửa trôi trên các vùng đất dốc diễn ra rất mạnh làm đất đai nghèo dinh dưỡng làm giảm khả năng canh tác dẫn đến năng suất cây trồng cũng giảm dần, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế của người dân.
Việc phát triển các hệ thống canh tác đang là một hướng đi có triển vọng ở miền núi Việt Nam, nhằm giải quyết đa dạng các nhu cầu về sản phẩm NLN; các hệ thống canh tác còn tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn các lối canh tác truyền thống như độc canh, du canh bỏ hóa…trước đây.
Cao Sơn là một xã miền núi, nằm trong vùng phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã và đang được phát triển nhiều hệ thống canh tác khác nhau. Song, các hệ thống canh tác này được xây dựng dựa trên việc khai thác và sử dụng đất đai bằng những kinh nghiệm sẵn có và với trình độ hạn chế, nên hiệu quả của các hệ thống canh tác thấp. Cho đến nay, ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vẫn còn thiếu những nghiên cứu về hiệu quả các hệ thống canh tác để làm định hướng cho việc phát triển các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả tổng hợp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể lựa chọn được một hệ thống canh tác hợp lý và có tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường. Hệ thống canh tác đó phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất và còn phát huy được cả chức năng phòng hộ, đảm bảo tính bền vững lâu dài và nâng cao đời sống của người dân tại điểm nghiên cứu nói riêng và vùng phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình nói chung.
Kết cấu đề tài:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
PHẦN III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
PHẦN V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 115
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 998
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 23