Mã tài liệu: 130047
Số trang: 126
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, của các ngành, các cấp, trong đó ngành giáo dục và đào tạo giữ vai trò nòng cốt. Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình hội nhập quốc tế.
Sau hơn một thập kỷ, với những thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đang từng bước hướng ra môi trường kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài có nguy cơ làm chậm dần tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ cán bộ khoa học công nghệ trên số dân còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nếu lấy mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đạt trình độ trung bình tiên tiến về Khoa học công nghệ như Hàn Quốc hiện nay, thì chúng ta phải tăng số lượng nhân lực Khoa học công nghệ tính trên 1 triệu dân lên gấp 5 lần hiện nay. Số lượng và chất lượng cán bộ của chúng ta hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Đảng ta xác định: phát huy sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, tạo động lực và nguồn lực phát triển nhanh, bền vững và coi việc “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam” là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, để nhanh chóng xây dựng đội ngũ trí thức đủ sức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong nước, phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ có trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến và giáo dục hiện đại. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Nhà nước dành một khoản ngân sách thích đáng để cử người có đức, có tài đi đào tạo những ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến", “..khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ khoa học kỹ thuật, nhất là cán bộ trẻ được đi bồi dưỡng và trao đổi khoa học ở nước ngoài”.
Trước các yêu cầu cấp bách đó, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2000 trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, và ra Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2005 về việc điều chỉnh và đổi tên Đề án thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” thực hiện đến hết năm 2014. Do yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ rất lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, triển vọng Đề án sẽ còn tiếp tục sau năm 2014. Ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài (nay là Cục Đào tạo với nước ngoài) là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và thực hiện Đề án này.
nội dung chủ yếu:
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý sử dụng tài chính của ban điều hành các đề án đào tạo tại nước ngoài
CHƯƠNG 2
Thực trạng công tác quản lý sử dụng tài chính CủA ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài (nay là Cục Đào tạo với nước ngoài)
CHƯƠNG 3
biện pháp quản lý sử dụng tài chính CủA Ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài (nay là Cục Đào tạo với nước ngoài)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1002
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17