Mã tài liệu: 229941
Số trang: 57
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 852 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
[FONT=Times New Roman] MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài . 1
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
III. Mục đích nghiên cứu đề tài 3
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài . 3
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu . 4
VII. Giả thuyết khoa học của đề tài 4
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
IX. Phương pháp nghiên cứu . 4
X. Dự kiến nội dung công trình . 5
XI. Kế hoạch triển khai . 6
PHẦN II: NỘI DUNG . 7
Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 7
1.1. Ý nghĩa 7
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 8
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng
trưởng hài hoà của trẻ 9
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm
chất vận động . 10
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ
xảo vệ sinh . 10
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 11
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh 11
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn . 13
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ . 14
1.3.4. Sự phát triển vận động . 16
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo 17
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số
trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội . 20
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian . 21
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên 22
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non . 22
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên 24
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên . 24
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo . 25
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo 25
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non . 27
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ
mẫu giáo . 27
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo . 29
2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý . 29
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn 31
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ 34
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động 36
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương
về công tác giáo dục mầm non . 39
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 41
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp 44
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 44
3.2. Giải pháp . 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 47
1. Kết luận 47
2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 51
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp
có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác
định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,phát triển giáo dục - đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” . Vì vậy, hiện nay giáo
dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có
một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc
học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của
đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi
đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế
giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại,
được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa
tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội,
đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ
thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục
thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương
4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân
dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã
hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành
nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể
gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục
được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ
còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột các điều kiện đảm bảo
và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các
trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ
sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được
tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn
xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất.
Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai, tôi rất quan tâm tới vấn đề
giáo dục thể chất cho trẻ nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn -
Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân
và đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1099
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 732
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 7336
⬇ Lượt tải: 47
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 2005
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1694
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 1120
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1826
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1356
⬇ Lượt tải: 17