Mã tài liệu: 260092
Số trang: 33
Định dạng: doc
Dung lượng file: 491 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
PHẦN MỞ ĐẦU
[*]Lý do chọn đề tài
[*]Yêu cầu dạy học
Tâm lí trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể chuyện . Chúng thường được nghe ông bà ,cha mẹ , thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có những nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng . Ngoài ra kể chuyện còn đem đến cho các em nhiều niềm vui , sự thích thú , thư giãn sau những giớ học căng thẳng . Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em long yêu cái đẹp trong thiên nhiên , xã hội của con người . Nâng cao tâm hồn trong sáng , hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hòa , toàn diện của bản thân . Ngoài ra những chuyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thong thường về tự nhiên , xã hội . Môn kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ ,mở ra cho các em những chân trời mới , cho trí tưởng tượng làm phong phú các các hình thức màu sắc lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em . Ánh mắt vui tươi , những tiếng cười sảng khoái , không khí nhộn nhịp , thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi , cảm thông , long tin cậy giữa thầy cô và các em . Đặc biệt với những em còn rụt rè , nhút nhát , do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống . Khi học tiết kể chuyện , các em sẽ có cơ hội gần gũi , hòa đồng với các bạn , các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin mạnh dạn hơn . Đối với học sinh tiểu học kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng , vui thích . Qua đó tôi nhận thấy rằng kể chuyện là một môn học lý thú và hấp dẫn ở trường Tiểu học là có cơ sở .
Ngoài ra kể chuyện còn hình thành cho trẻ tính mạnh dạn , khả năng diễn đạt câu chuyện theo lời văn của mình , Các em biết nhập vai nhân vật một cách tự nhiên giúp các tự tin vào khả năng diễn đạt của mình . Trong tiết kể chuyện các em có thể hòa mình vào những nhân vật mình yêu thích . Các em được sống trong thế giới riêng của mình . Vì thế việc dạy kể chuyện cho các em rất cần sự đầu tư của giáo viên và phải xác định được tầm quan trọng của tiết kể chuyện .
[*]Thực tế dạy học
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện , và những yêu cầu dạy học phân môn này . Giáo viên phải thấy được : “ việc dạy kể chuyện như thế nào hấp dẫn , thu hút các em ?” . Để thực hiện được điều này đòi hỏi ở giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy , long say mê nghề nghiệp , yêu trẻ , hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em , phải biết được chúng cần gì và muốn gì ?
Nhưng qua thực tế giảng dạy hiện nay , một số giáo viên vẫn chưa dành cho môn học này sự đầu tư xứng đáng . Tiết kể chuyện diễn ra rất tẻ nhạt , buồn chán . Giáo viên giảng dạy rất sơ sài . Có khi lên lớp giáo viên chỉ cầm sách đọc câu chuyện cho học sinh nghe một cách thờ ơ qua loa và không có cảm súc sau đó cho học sinh đọc lại . Một tiết kể chuyện diễn ra ngắn gọn , buồn chán và đơn điệu . Vì vậy tiết kể chuyện chưa lôi cuốn học sinh , chưa tạo được hứng thú , long say mê học đối với phân môn này . Tiết kể chuyện diễn ra dưới hình thức độc thoại của giáo viên trong một giọng kể tẻ nhạt ,không có tranh minh họa và học sinh chưa được hòa nhập vào từng nhân vật trong truyện vì giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện.
Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh . Các em chưa được bộc lộ hết khả năng kể chuyện cũng như tính sáng tạo ở mỗi em . Hiện nay phân môn kể chuyện dường như bị xem như là môn học phụ , vị trí của phân môn này vẫn chưa được coi trọng đúng mức .
[*]Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân
Từ lâu môn kể chuyện được đưa vào chương trình Tiếng việt ở Tiểu học , nhất là với tư cách của phân môn riêng . Song nhiều năm qua , tiết kể chuyện chưa được quan tâm đúng mức , kể cả trong cải cách giáo dục , kể chuyện vẫn chưa chuyển biến được là bao bởi nhiều nguyên nhân như :
[*]Trong thời khóa biểu , tiết kể chuyện thường được xếp ngay sau tiết tập đọc 1 ngày , học sinh không có thời gian tham khảo .
[*]Văn bản truyện đọc dài , nhiều tình tiết khó nhớ , khó thuộc . Vì vậy tiết kể chuyện thường biến thành một tiết truyện đọc thiếu tính hấp dẫn , ít thuyết phục .
[*]Thậm chí có những giáo viên còn xem phân môn này là môn học phụ nên bỏ qua không dạy hoặc dạy rất sơ sài .
[*]Xuất phát từ những đặc điểm tình hình qua quá trình giảng dạy môn kể chuyện . Bản thân tôi nhận thức rằng quá trình dạy kể chuyện là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp , tinh tế nhiều mặt và có tính chất độc đáo . Và điều này càng bộc lộ rõ nét hơn qua phân môn kể chuyện . Vì vậy bản thân tôi là giáo viên Tiểu học , tôi đã nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết để tìm cách nào tiến hành “ Một tiết kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sang tạo theo chương trình cải cách mới của học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn” .
[*]ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trọng tâm nghiên cứu đề tài của tôi là nêu ra một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn kể chuyện sáng tạo ở lớp 2 . Với nhiều năm tham gia giảng dạy lớp 2 . Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp 2 biết kể chuyện sang tạo thong qua kể chuyện theo tranh minh họa các em biết kể lại nội dung cốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các nhân vật trong từng câu chuyện kể .
Hiện nay tôi đang giảng dạy lớp 2 /3 trường Tiểu học Định An , huyện Dầu Tiếng . Trường thuộc xã vùng sâu khó khăn , không có điều kiện gần gũi với phương tiện thông tin hiện đại nhưng bù lại các em lại rất mạnh dạn và tự tin . Đa số các em đều chăm chỉ và có tinh thần học tập cao . Nên đó cũng là một thuận lợi không nhỏ trong việc nghiên cứu đề tài này . Tính mạnh dạn đã có sẵn trong mỗi bản thân của các em và sự quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình . Đó cũng là bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này có hiệu quả và đạt chất lượng cao .
[*]PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Nghiên cứu tài liệu dạy học
Để nghiên cứu đề tài này , tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2 . Nghiên cứu tham khảo ở sách giáo viên . Ngoài hai loại sách chính trên tôi tìm hiểu thêm ở một số sách hướng dẫn cách đọctruyện ,tâm lý trẻ em , một số sách truyện cổ tích , truyện thiếu nhi . Sách tham khảo của nhà xuất bản giáo dục và nhất là tôi rất chú trọng đến việc luyện giọng kể của mình . Nhằm phát triển nghệ thuật kể chuyện , tôi thường xuyên quan tâm đến chương trình đọc truyện thiếu nhi trên đài truyền thanh và xem các chương trình kể chuyện cho trẻ em được phát song trên ti vi . Ngoài ra tôi còn tìm mua một số băng hình về phim truyện thiếu nhi nhằm tìm hiểu them từng nhân vật thể hiện qua cách diễn xuất của từng diễn viên nhí . Những nhân vật thật trên phim sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến trẻ em . Vì thế tôi luôn quan tâm đến tất cả các vấn đề lien quan đến việc làm sao để phát huy tối đa năng lực của từng học sinh .
3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Tôi đã thực hiện một số lần khảo sát , trao đổi với đồng nghiệp , học sinh về vấn đề giáo dục kể chuyện hiện nay . Đa số học sinh rất thích tiết kể chuyện ( theo số liệu tôi tham khảo trong lớp thì có 34/34 em đều thích nghe kể chuyện và xem phim truyện thiếu nhi , cũng như kịch thiếu nhi và đặc biệt là truyện cổ tích ) . Về phía giáo viên đồng nghiệp cũng thấy rằng học sinh rất có hứng thú với tiết kể chuyện , và chờ đợi tiết kể chuyện trong niềm háo hức và tâm trạng rất vui . Còn với phụ huynh thì cho rằng kể chuyện là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ em . Chúng rất tin vào những câu chuyện thần kỳ , chúng luôn luô mong muốn có một ngày nào đó mình sẽ thành nhân vật ấy , điều đó giúp trẻ có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống .
Ngoài ra việc dự giờ đồng nghiệp nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm cũng được tôi vận dụng . Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, BGH là luôn trao đổi thường xuyên cùng hiệu phó chuyên môn để đưa ra những vấn đề còn vướng mắc .
Đối với học sinh sau khi được học xong tiết kể chuyện , tôi khảo sát các em bằng cách cho sử dụng một số câu hỏi nhằm liểm tra lại những gì các em đã được tiếp thu . Sau đó ( cho các em ghi lại cảm nhận của mình về câu chuyện vừa nghe ) được tôi thường xuyên vận dụng để các em có dịp bộc lộ cảm xúc của mình nói lên những điều thích và không thích ở các nhân vật tong từng câu chuyện kể và trong thế giới tuổi thơ của các em .
3.3 Dạy thực nghiệm
Giảng dạy thực nghiệm 2 tiết :
[*]Kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ
[*]Kể chuyện bài : Bà cháu
3.4 Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm
Trước khi nghiên cứu đề tài này , tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm việc cải cách giảng dạy môn kể chuyện . Trong tiết kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ và bài Bà cháu . Tham khảo ở học sinh , thì thấy rằng dù đã được học ở tiết tập đọc nhưng các em vẫn không có hứng thú và chưa thích thú câu chuyện này . Các em rất nhát khi được tôi yêu cầu kể lại cho các bạn nghe . Nhung các em chỉ cười trừ và rất mắc cỡ , có em cũng mạnh dạn đứng lên kể nhưng rồi câu chuyện trở nên tẻ nhạt qua lời kể của các em . Và tôi đã dạy thực nghiệm thì kết quả hoàn toàn bất ngờ . Các em thích thú thể hiện rõ lên nét mặt của từng học sinh . Và điều làm tôi bất ngờ hơn hết là khi tôi yêu các em kể lại câu chuyện trên thì các em tranh nhau đòi kể và kể một cách rất hăng say . Nhập tâm vào cốt truyện một cách nhanh chóng . Từng em thể hiện nhân vật một cách rõ nét , thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật mà các em tham gia đóng . Đó là kết quả của quá trình học tập vừa giải trí thư giản dành cho các em thông qua môn kể chuyện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 8720
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1008
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1904
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 3000
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 17