Mã tài liệu: 237600
Số trang: 229
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 800 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU.
- 1.1 Một số khái niệm và định nghĩa dùng trong điều tra chọn mẫu;
1.2 Các phương pháp chọn mẫu và xác định qui mô mẫu;
Kết luận chương I.-
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU ĐỂ THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ ĐIỀU TRA CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM.-
2.1 Đặc điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam;
2.2 Quá trình ứng dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ở Việt Nam và khả năng áp dụng điều tra chọn mẫu để thu thập số liệu thống kê chăn nuôi;
2.3 Qui trình điều tra chăn nuôi ở nước ta hiện nay;
2.4 Ưu và nhược điểm của điều tra chăn nuôi ở nước ta hiện nay;
2.5 Qui trình thực hiện cuộc điều tra chăn nuôi của cục thống kê TP.HCM và tỉnh Tây Ninh;
2.6 Kinh nghiệm điều tra chăn nuôi của một số nước;
Kết luận chương II.-
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG ĐIỀU TRA CHĂN NUÔI Ở TP.HCM VÀ TỈNH TÂY NINH.-
3.1 Ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi ở TP.HCM;
Kết luận chương III.-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu nắm bắt thông tin trong nền [URL="/kinh-te/"]kinh tế thị trường định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa là rất lớn. Nếu như trước đây trong nền kinh tế bao cấp, với thành
phần kinh tế Quốc Doanh chiếm đa số, việc thu thập thông tin chủ yếu bằng
hình thức báo cáo thống kê định kỳ, thì nay với nền kinh tế nhiều thành phần đòi
hỏi phải cải tiến phương pháp thu thập số liệu sao cho vừa đảm bảo tính chính
xác, kịp thời và đầy đủ vừa phải tính đến hiệu quả của chi phí thu thập và xử lý
số liệu.
Nền kinh tế nước ta, trước mắt [URL="/nong-lam-ngu/"]nông nghiệp vẫn được xem là quan trọng,
tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong cơ cấu tổng thu
của ngành nông nghiệp: Thu từ trồng trọt chiếm 68,53%, thu từ chăn nuôi chiếm
29,75% (theo số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2001). Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong nông nghiệp nhưng sản phẩm
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Do đó việc thu
thập thông tin về chăn nuôi là rất cần thiết để có các chính sách khuyến khích,
đầu tư và phát triển chăn nuôi một cách hợp lý. Trong chăn nuôi tỷ lệ hộ chăn
nuôi cá thể chiếm 80%, do vậy để thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi trong
điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp, thì việc tiến hành điều tra toàn bộ để nắm
thông tin là một việc làm hết sức khó khăn. Hơn nữa nước ta chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, lượng thông tin ngày càng nhiều, nhu
cầu sử dụng thông tin lại càng cao thì việc điều tra để nắm thông tin đã trở thành
nhu cầu bức thiết đối với tất cả các ngành, các cấp. Trong điều kiện như vậy
phương pháp điều tra chọn mẫu lại tỏ ra có nhiều ưu thế, nó phù hợp với xu thế
của thống kê hiện đại.
Nếu so với nhiều nước trên thế giới thì việc ứng dụng phương pháp chọn
mẫu ở Việt Nam có chậm hơn. Ở các nước phát triển và đang phát triển theo
nền kinh tế thị trường, với thành phần kinh tế tư nhân chiếm vị trí chủ yếu, thì
hầu như tất cả các cuộc điều tra trên mọi lĩnh vực như: công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, . đều tiến hành theo phương pháp điều tra chọn
mẫu. Điều này nói lên tính hiệu quả và tầm quan trọng của điều tra chọn mẫu.
Ở nước ta phương pháp điều tra chọn mẫu ngày càng được ứng dụng rộng
rãi trong một số cuộc điều tra thực tế, trong đó có cả điều tra ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên có thể nói cho đến nay, nhìn chung các phương pháp chọn mẫu áp
dụng trong điều tra chăn nuôi là những phương pháp chọn mẫu không ngẫu
nhiên, do đó kết quả điều tra không đánh giá được độ chính xác, độ tin cậy.
Việc chọn mẫu còn mang tính chủ quan, do đó kết quả điều tra nhiều khi không
phản ánh đúng tình hình thực tế.
Chính vì những lý do trên, bản thân tác giả quyết định chọn đề tài: “ Ứng
dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi “ làm vấn đề nghiên
cứu, và mong muốn bằng những kiến thức tích lũy được của mình sẽ trình bày
những vấn đề lý luận về phương pháp chọn mẫu một cách rõ ràng, dễ hiểu, và
việc ứng dụng phương pháp chọn mẫu vào trong điều tra chăn nuôi, nhằm góp
phần nhỏ trong việc cải tiến các phương pháp điều tra chăn nuôi của ngành
Thống Kê tiến hành hàng năm.
2. Những [URL="/cong-trinh-thuy/"]công trình nghiên cứu đã có của các tác giả có liên quan đến đề tài
nghiên cứu
Nhìn chung, trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn
đề ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi không có nhiều tác
giả nghiên cứu. Một số bài báo trong các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến
điều tra chăn nuôi như: “ Một số ý kiến về nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu
thống kê và phương án điều tra chăn nuôi ” của tác giả Nguyễn Hòa Bình trong
Thông tin Khoa Học Thống Kê số 6/2004, hay: “ Một số ý kiến về hệ thống chỉ
tiêu thống kê chăn nuôi và phương pháp thu thập số liệu chăn nuôi ở nước ta “
của tác giả [URL="/thac-si-tien-si/"]Tiến Sĩ Phùng Chí Hiền trong Thông tin Khoa Học Thống Kê số
3/2004. Các công trình có liên quan đến ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong
nghiên cứu kinh tế, theo danh sách lưu trữ của [URL="/thu-vien/"]thư viện Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh, có 2 công trình:
- Luận án phó tiến sĩ khoa học với đề tài: “ Điều tra chọn mẫu và sự vận dụng
trong thống kê Việt Nam “ (1983) của tác giả Tô Phi Phượng đã trình bày khá
đầy đủ về [URL="/lich-su/"]lịch sử phát triển của phương pháp điều tra chọn mẫu. Ngoài ra tác
giả cũng đã tóm lược quá trình vận dụng điều tra chọn mẫu trong thống kê Việt
Nam, nêu lên phương hướng hoàn thiện về điều tra chọn mẫu.
- Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế với đề tài: “ Ứng dụng phương pháp điều
tra chọn mẫu trong nghiên cứu kinh tế “ (1992) của tác giả Lê Thị Thanh Loan
đã trình bày cơ sở khoa học của phương pháp chọn mẫu, đặc biệt là cơ sở toán
học. Ngoài ra tác giả còn phân loại được các cuộc điều tra chọn mẫu và cách
thực hiện một cuộc điều tra mẫu trong kinh tế.
Riêng về bản thân, ngoài những bài báo bàn luận về phương pháp chọn mẫu
trong điều tra chăn nuôi được đăng trên tạp chí chuyên ngành thì tác giả có tham
gia viết chương điều tra chọn mẫu trong Giáo trình Lý Thuyết Thống Kê.
Nhìn chung, những vấn đề lý luận về điều tra chọn mẫu đã có các tác giả nghiên
cứu nghiêm túc được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên việc hoàn thiện lý luận về các phương pháp chọn mẫu, sao cho dễ hiểu,
dễ làm, và phải có những ứng dụng “mẫu” trong thực tế để cho các đơn vị thực
tế tham khảo là hướng nghiên cứu của tác giả. Với đề tài này, tác giả đã tập
trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập
hoặc chưa giải quyết một cách thỏa đáng nhằm bổ sung đầy đủ hơn cả về lý
luận cũng như ứng dụng thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận trong lý thuyết điều tra chọn mẫu là
một vấn đề khó, việc vận dụng nó vào thực tế để nghiên cứu các hiện tượng
kinh tế xã hội phức tạp trên một phạm vi rộng với các điều kiện đáp ứng chưa
thỏa đáng thì lại càng khó hơn. Luận án trình bày các vấn đề lý luận về điều tra
chọn mẫu một cách có hệ thống, những ưu nhược điểm của điều tra chăn nuôi
hiện nay và để tìm hiểu những khó khăn, lý do vì sao các phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên ít được áp dụng trong chăn nuôi, được sự giúp đỡ của Cục
Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh, Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh tác giả thực
hiện cuộc điều tra chọn mẫu về chăn nuôi heo, từ khâu lập phương án điều tra,
thiết kế mẫu, triển khai thu thập số liệu, tổng hợp và suy rộng số liệu để từ đó
có những nhận định, đánh giá và đề ra những biện pháp thích hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc ứng dụng các phương pháp chọn mẫu
trong điều tra chăn nuôi. Phạm vi nghiên cứu luận án giới hạn trong việc ứng
dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra đàn gia súc ở phạm vi hộ gia đình,
cụ thể là điều tra số lượng heo chăn nuôi ở các hộ gia đình của Thành Phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Ta biết trong cơ cấu tổng thu của ngành chăn nuôi,
thu về chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo) chiếm tỷ lệ lớn nhất 67,87%. Trong cơ
cấu tổng thu chăn nuôi gia súc, thu chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn nhất
76,82%, sau đó đến thu chăn nuôi bò 9,49%, thu chăn nuôi trâu 4,4% (theo số
liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001). Luận án tập
trung nghiên cứu cách thu thập số liệu mẫu của một gia súc chủ yếu là heo, các
gia súc còn lại cũng thực hiện tương tự như vậy.
5. Nguồn tài liệu
Nguồn số liệu trình bày minh họa trong luận án lấy từ cuộc điều tra mẫu
và kết hợp với số liệu của hai phòng nông nghiệp Cục Thống Kê Thành Phố Hồ
Chí Minh và Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra luận án cũng sử dụng số
liệu từ các niên giám Thống Kê, các tạp chí chuyên ngành Thống Kê như: Con
Số và Sự Kiện, Thông Tin Khoa Học Thống Kê, các tài liệu trên mạng Internet.
Tất cả những tài liệu này nhằm dẫn chứng cho đề tài thêm phong phú và có tính
thuyết phục.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu nhất quán toàn bộ đề tài dựa trên cơ sở chủ
nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp [URL="/toan-hoc/"]toán học, đặc biệt là lý thuyết xác
suất và thống kê toán, và các phương pháp phân tích thống kê. Ngoài ra đề tài
cũng sử dụng các phần mềm [URL="/tin-hoc-cntt/"]tin học như Excel, Spss để xử lý số liệu.
Một số ký hiệu thống kê cập nhật theo giáo trình thống kê các nước và
các giáo trình xác suất - thống kê toán. Ví dụ: Sai số trung bình chọn mẫu (còn
gọi là sai số chọn mẫu) ký hiệu: μ, sẽ được ký hiệu là
y
σ (hoặc
y
s ). Trung bình
của tổng thể ký hiệu Y , sẽ được ký hiệu là μ . Trung bình mẫu ký hiệu y ~ , sẽ
được ký hiệu là y . Hệ số tin cậy t theo phân phối chuẩn sẽ được ký hiệu là z.
7. Những đóng góp chính của luận án thể hiện trên các mặt:
- Triển khai hoàn chỉnh một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên vào điều tra
chăn nuôi, từ khâu lập phương án điều tra đến khâu cuối cùng là tính toán suy
rộng số liệu với độ tin cậy cho trước. Qua đó cho thấy tính khả thi của việc ứng
dụng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vào điều tra chăn nuôi.
- Thực hiện kiểm định
2
χ để kiểm định tính chuẩn của mẫu. Đây là phương
pháp tính toán phức tạp nhưng cho kết quả chính xác. Trong thực tế khi áp dụng
phương pháp chọn mẫu, người ta thường bỏ qua công đoạn này. Nghĩa là sau khi
tính toán, số liệu của mẫu sẽ được suy rộng cho tổng thể mà không cần biết qui
luật phân phối của mẫu có phù hợp với qui luật phân phối của tổng thể hay
không. Chính vì vậy mà số liệu suy rộng nhiều khi kém chính xác.
- Về phần lý luận, bản luận án đã sắp xếp, trình bày các vấn đề lý luận của
điều tra chọn mẫu một cách có hệ thống, rõ ràng, dễ hiểu. Về các phương pháp
chọn mẫu, luận án đã trình bày được những ưu nhược điểm của từng phương
pháp khá cặn kẽ làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp chọn mẫu ứng
dụng vào thực tế điều tra chăn nuôi. Ngoài ra luận án cũng chỉ ra được trong vô
số các công thức trong điều tra chọn mẫu, thì việc xác định sai số chọn mẫu của
từng phương pháp là trọng tâm trong việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu
khác. Luận án cũng đã tính toán cụ thể sai số chọn mẫu theo các phương pháp
chọn mẫu khác nhau.
- Luận án cũng nêu lên một số kiến nghị, giải pháp góp phần cải tiến phương
pháp điều tra trong chăn nuôi.
- Thông qua nội dung của bản luận án sẽ giúp cho lãnh đạo các cấp cả về mặt
nhận thức khoa học cũng như thấy được hiệu quả và tính khả thi của việc ứng
dụng các phương pháp chọn mẫu trong điều tra chăn nuôi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 931
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1577
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 1165
⬇ Lượt tải: 16