Mã tài liệu: 268138
Số trang: 53
Định dạng: zip
Dung lượng file: 370 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Trong mấy chục năm qua, dưới ánh sáng đường lối văn hoá, văn nghệ đúng đắn của Đảng, sự nghiệp văn hoá, văn nghệ nói chung và văn hoá quần chúng nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Hoạt động văn hoá quần chúng đã góp phần xứng đáng vào vào chiến công huy hoàng đánh thắng hai đế quốc xâm lược, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem đến nhân dân một đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, góp phần tích cực xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trong quá trình phát triển của toàn xã hội, trong giai đoạn hội nhập, mở của của đất nước, thì các vấn đề xây dựng một nền văn hoá quần chúng đậm đà tính dân tộc, tính Đảng sâu sắc, trên nền tảng tinh hoa văn hoá, văn nghệ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước; đồng thời chọn lọc và vận dụng những cái hay, cái đẹp trong kho tàng văn hoá, văn nghệ tiến bộ thế giới là việc làm rất quan trọng. Bởi chính nên văn hoá đó sẽ chắp cánh cho nhân dân ta không ngừng vươn lên, tập trung sức lực và trí tuệ phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Theo đúng như lời đồng chí Lê Duẩn đã nói: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ xây dựng một nền kinh tế mới, một xã hội mới mà còn xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa, đem lại giá trị chân chính cho con người, tạo cho con người phát triển toàn diện, trở thành chủ thể có ý thức trong sự sáng tạo lịch sử. Thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xã hội, và con người mới chỉ hình thành trong quá trình xây dựng xã hội mới, thông qua các hoạt động thực tiễn, các phong trào cách mạng của quần chúng. Nhưng việc cải tạo con người, sự thay đổi ý thức tư tưởng của con người không phải và không thể là một quá trình tự phát. Vả chăng “muốn xây dựng chủ nghĩa, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, đi đôi với cuộc cách mạng kinh tế, tất yếu phải tiến hành cách mạng tư tưởng, tinh thần và văn hoá của toàn xã hội, của đông đảo quần chúng, nhân dân”
Như vậy, cuộc cách mạng tư tưởng này mà thông qua các hoạt động văn hoá quần chúng là sự nghiệp không của riêng cá nhân, một tầng lớp hay một giai cấp nào mà đó là sự nghiệp của toàn thể nhân dân. Trong đó, lực lượng thanh niên luôn phải là lực lượng đi đầu bởi đây là tương lai của đất nước, quyết định vận mệnh của sự nghiệp cách mạng to lớn này.
Xuất phát từ ý nghĩa đó chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động văn hoá quần chúng tại địa phương” để có những cứ liệu cụ thể, rõ hơn về vấn đề này. Qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động văn hoá quần chún
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 967
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1228
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 1
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16