Mã tài liệu: 298835
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 171 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
[FONT="Times New Roman"]PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam có 47 tỉnh thành (trong số 613 tỉnh thành của cả nước) có một phần hay toàn bộ diện tích thuộc vùng trung du-miền núi (sau đây được gọi chung là vùng núi hay vùng cao) với diện tích bằng 3/4 diện tích cả nước. Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người, chiếm 1/3 dân số cả nước, trong đó có cư dân của 53 trên 54 dân tộc anh em. Tài nguyên rừng là nguồn đóng góp quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân nơi đây.
Sinh kế và cuộc sống của người dân vùng cao có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một biến động nào từ rừng. Ở Việt Nam, diện tích rừng đă giảm từ 33% giai đoạn 1954-1975 xuống c̣n 29% trong giai đoạn 1976-1985, và 28% giai đoạn 1986-1999 (Bộ NN&PTNT, 2000 trong Quang, 2003); trong đó diện tích rừng già tự nhiên chỉ c̣n chiếm 6% diện tích đất của Việt Nam (Dũng, 1996 trong Poffenberger, 1998). Những con số ước tính gần đây cho biết khoảng 200.000 ha rừng biến mất hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Thắng, 1995 trong Rambo và cộng sự, 1995). Diện tích đất cằn cũng tăng lên với tỉ lệ 400%--từ 3 triệu ha năm 1943 đến 12 triệu ha năm 1995 và có thời đă chiếm khoảng 40% diện tích cả nước (Poffenberger, 1999). Những năm gần đây, nhờ một số chính sách và chương tŕnh bảo vệ và phát triển rừng, diện tích che phủ của rừng đă tăng lên đáng kể, chiếm tỷ lệ gần 35%, nhưng chất lượng rừng th́ vẫn tiếp tục bị suy giảm. Sự suy giảm diện tích rừng dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, giảm các nguồn thu nhập, tác động xấu tới điều kiện kinh tế của người dân và tăng độ rủi ro cho khoảng 25 triệu người dân sống phụ
thuộc vào rừng.
Qua các thời kỳ, Chính phủ Việt Nam đă ban hành nhiều chính sách và quy định để giải quyết những vấn đề này với những kết quả đạt được ở các mức độ khác nhau. Trong đó có chương tŕnh 661 hay chương tŕnh Trồng mới 5 triệu hec ta rừng.
1. Bối cảnh
*Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh của nước ta cùng với việc mở rộng các vùng đô thị, thay đổi nhanh chóng mục đích sử dụng đất và tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đă tạo một sức ép lớn lên môi trường.
*Đất nước đang thay đổi rất nhanh và sâu rộng. Nếu không được quản lý chặt chẽ, th́ có thể sự mất mát về đa dạng sinh học sẽ cản trở sự phát triển trong tương lai* và gây thiệt hại cho các di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước.
Cách đây một thế kỷ, Việt Nam c̣n rất nhiều rừng giàu chất lượng cao, che phủ gần như cả nước. Năm 1943, độ che phủ rừng giảm xuống chỉ c̣n 14,3 triệu hecta ( 43% diện tích lănh thổ ). Kể từ đó, rừng không ngừng suy giảm với một tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm chiến tranh và giai đoạn 1976-1985. Chính phủ ước tính tới năm 1990, độ che phủ rừng đă giảm xuống c̣n 10,88 triệu hecta ( 28,2%). Từ năm 1993, các chương tŕnh quốc gia lớn như 327, 556 và 661 đă đẩy mạnh phủ xanh, tái trồng rừng và cải thiện công tác quản lư rừng, góp phần làm xoay chuyển chiều hướng tiêu cực đó.
Các Quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ-TTg được ban hành lần lượt vào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chương tŕnh trồng rừng quốc gia, thường được gọi là Chương tŕnh 661, hay Chương tŕnh trồng 5 triệu ha rừng. Chương tŕnh này thực chất là nối tiếp Chương tŕnh 327 (Đây là chương tŕnh hỗ trợ phát triển lâm nghiệp được thành lập theo Nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành vào tháng 9 năm 1992. Mục tiêu của chương tŕnh là nhằm khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện sử dụng đất, nâng cao mức sống của người dân địa phương (sống dựa vào rừng) và hỗ trợ chương tŕnh định cư).
Chương tŕnh có 3 mục tiêu cơ bản:
(1) Trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm tăng diện tích che phủ của rừng lên 43% trong giai đoạn 1998 đến 2010 (Bộ NN&PTNT, 1998:9-10). Điều này góp phần vào bảo vệ môi trường, giảm thiên tai, tăng lượng nước, bảo vệ nguồn gien và đa dạng sinh học.
(2) Sử dụng đất trống như một công cụ sản xuất để tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; định canh định cư; tăng thu nhập của người dân tại các vùng nông thôn miền núi, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và đảm bảo ổn định chính trị và xă hội, quốc pḥng và an ninh, đặc biệt tại khu vực biên giới.
(3) Cung cấp gỗ cho các hoạt động công nghiệp, củi và các sản phẩm rừng khác cho nhu cầu trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Tóm lại, mục tiêu của chương tŕnh này nhằm biến rừng thành một nguồn đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xă hội miền núi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định 08/1997/QH10: Thành lập Chương tŕnh Quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng. 1997.
Quyết định 327/CT. Những Quy định về Sử dụng Đất trống, Đồi núi trọc, Rừng, Đất băi và Mặt nước. Hội đồng Bộ trưởng. 9/1992.
Quyết định 556/TTg: Sửa đổi Quyết định 327/CT. Hội đồng Bộ trưởng. 12/9/1995.
Quyết định 661/QĐ-TTg: Mục đích, Nhiệm vụ, Quy định và Thực hiện Chương tŕnh 5 triệu ha rừng. Thủ tướng Chính phủ. 29/7/1998.
Trần Đức Viên, Phân cấp trong quản lư tài nguyên rừng và sinh kế người dân, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2005.
Báo cáo đánh giá 4 năm dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng, Dự án Hành Lang Xanh Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2004 – 2007
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1697
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem