Mã tài liệu: 254852
Số trang: 83
Định dạng: doc
Dung lượng file: 724 Kb
Chuyên mục: Luật
Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mở ra một thời đại mới cùng sự phát triển của kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức là nguồn nhân lực có trí tuệ, có kỹ năng, được đào tạo cơ bản, do vậy vai trò của “nguồn lực con người” ngày càng tăng, hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm lao động ngày càng cao, giá trị của tri thức ngày càng được khẳng định ở mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.
Hội nhập kinh tế thế giới, đất nước ta đã thực sự bước vào sân chơi của kinh tế tri thức, mặc dù điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của đất nước ta còn thấp, nhưng Đảng ta đã vững vàng lãnh đạo Nhà nước và nhân dân chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh kinh tế với tất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức kinh tế trên toàn thế giới. Trong quá trình đó, tuy phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức ngày càng nhiều hơn, song cũng đã và đang mở ra cho đất nước ta những cơ hội rất lớn để đi tắt, đón đầu, giúp cho đất nước ta nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cao cả đó do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có thể trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng nguồn nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy trong đường lối lãnh đạo và điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng cũng như yêu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế tri thức. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, làm cho đội ngũ cán bộ, công chức của đất nước thực sự có đủ cả đức và tài, giữ vững vai trò nòng cốt, là “ cái gốc của mọi công việc” như lời Bác Hồ đã dạy.
Mở ĐầU 1
Chương 1: MộT Số VấN Đề Lý LUậN Về CáN Bộ, CÔNG CHứC
ở VIệT NAM HIệN NAY 7
1.1. quan niệm về công vụ 7
1.2. quan niệm về cán bộ, công chức 14
1.3. yêu cầu và nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức 25
Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức
tỉnh phú thọ hiện nay 40
2.1. thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ hiện nay 40
2.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Phú Thọ 46
2.3. Đánh giá chung về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ 59
Chương 3: Phương hướng và giảI pháp xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh phú thọ 65
3.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Phú Thọ 65
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dung đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Phú Thọ 73
Kết luận 100
Danh mục tài liệu tham khảo 10
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1674
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1254
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1024
⬇ Lượt tải: 38
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 17