Mã tài liệu: 211290
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 282 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Xây dựng, nâng cao độ ngũ cán bộ, công chức Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Vì vậy, trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đọan 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ) thì việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là một trong bảy chương trình hành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, hoạt động có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ công chức hiện đang công tác đã được rèn luyện thử thách qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua. Song, trong quá trình vận động không ngừng của xã hội yêu cầu nền hành chính cần có sự đổi mới cho phù hợp thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cũng cần phải được nâng cao về mọi mặt. Muốn vây, các ngành các cấp cần phải tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu đó.
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng hải và hàng không dân dụng trong cả nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành đã đạt được những kết quả nhất định trong những năm qua, nhưng trong thời kỳ hội nhập hiện nay vấn đề đào tạo bồi dưỡng công chức của ngành cần có những yêu cầu mới cho phù hợp. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề : ”Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Giao thông vận tải tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Giao thông vận tải và những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ hội nhập” để nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là một vấn đề tương đối rộng. Cán bộ, công chức của ngành được đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, nhưng trong phạm vi một tiểu luận chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước ngành Giao thông vận tải hiện nay tại trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Giao thông vận tải . Từ đó đặt ra những yêu cầu đối với công chức và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời kỳ hội nhập.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận này tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sáu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát thực tế
4. Bố cục của tiểu luận
Tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 phần chính:
I. Khái niệm cán bộ, công chức, mục đích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Giao thông vận tải
II. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Giao thông vận tải tại trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Giao thông vận tải
III. Những yêu cầu đặt ra đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Giao thông vận tải trong thời kỳ hội nhập
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã rất cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện đề tài song tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1254
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 2050
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 19